Cảm cúm lúc giao mùa và những điều chúng ta cần biết để phòng ngừa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm cúm lúc giao mùa xảy ra rất phổ biến. Cần hiểu rõ về vấn đề này để biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Thời khắc giao mùa là thời điểm khá nhạy cảm. Thời tiết bất chợt thay đổi khiến cơ thể chưa kịp thích ứng gây ra bệnh. Các bệnh xuất hiện phổ biến ở thời điểm này là cảm cúm. Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, ta cần có kiến thức về loại bệnh này và các vấn đề liên quan để bảo vệ sức khỏe bản thân. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về vấn đề cảm cúm lúc giao mùa. Cùng chúng tôi tìm hiểu để rõ hơn nhé!

Bệnh cảm cúm là loại bệnh như thế nào?

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến khi giao mùa

Cúm (cảm cúm) là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện như: sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ, ho và sổ mũi. Tác nhân gây bệnh là chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Qua đường hô hấp, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do ho hay hắt hơi. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng hai đến bảy ngày. Nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…có nguy cơ nặng hơn. Thậm chí còn gây tử vong.

Nỗi lo cảm cúm lúc giao mùa

Thời tiết nóng lạnh thất thường khi giao mùa tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi. Trong đó virus cúm tấn công mạnh nhất từ tháng 7 đến tháng 12. Chúng dễ tấn công trẻ vì hệ miễn dịch của bé còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu. Tuy nhiên, không ít phụ huynh chủ quan nghĩ bé chỉ sốt nhẹ, chỉ cần uống thuốc là khỏi. Điều này vô tình khiến bệnh nặng và kéo dài hơn.

Ho, ngạt mũi, cảm cúm,…là những dấu hiệu thường thấy ở trẻ vào thời điểm giao mùa. Do trẻ có sức đề kháng yếu nên chưa kịp thích nghi. Khi nóng quá, bé có xu hướng đổ mồ hôi dẫn đến mất nước. Trời nóng làm thức ăn dễ ôi thiu, cơ thể mệt mỏi chán ăn. Từ đó sức đề kháng bị suy giảm, làm tăng khả năng hoạt động của vi khuẩn nên mắc bệnh. Khi trời trở lạnh, virus cúm cũng phát triển mạnh hơn. Nó tấn công đến hệ miễn dịch của bé và gây cảm cúm kéo dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm cúm lúc giao mùa không chỉ xảy ra ở trẻ em mà cả những người lớn. Vì vậy, chúng ta cần tăng sức đề kháng cho bản thân và gia đình để phòng ngừa cảm cúm.

Cách phòng và trị cảm cúm cho gia đình

Cảm cúm thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa cảm cúm, ta cần lưu ý đến chế độ ăn uống đầu tiên. Nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt heo, thịt gà,… Bổ sung vitamin C có trong các loại hoa quả để tăng sức đề kháng phòng ngừa cảm cúm.

Ngủ đủ giấc: Khi bị cảm cúm, bạn nên tìm một nơi phù hợp để nghỉ ngơi. Không nên lao động quá sức ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, cơ thể chúng ta cần 7 – 8 giờ để kích thích phản ứng miễn dịch tự nhiên. Trong đó, giấc ngủ là biện pháp phòng ngừa đáng tin cậy nhất để chống lại sự nhiễm trùng.

Vận động thường xuyên: Nên duy trì thói quen tập thể dục. Điều này giúp cơ thể bạn không những khỏe hơn mà còn giúp lưu thông khí huyết. Từ đó, ngăn ngừa nhiều bệnh bao gồm cả cảm cúm.

Tránh tiếp xúc với vi khuẩn: Đây là biện pháp quan trọng nhằm tránh lây lan bệnh. Nên tập thói quen rửa tay thật sạch, các đồ dùng sử dụng trong nhà, đồ chơi của trẻ. Đặc biệt, bạn cần tránh dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác và đồ dùng công cộng. Luôn mang theo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách trị cảm cúm lúc giao mùa

Cần bổ sung vitamin C cho cơ thể để ngăn ngừa cảm cúm lúc giao mùa

Trị cảm cúm bằng nước gừng nóng

Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi với ít đường phèn hoặc ít mật ong để uống. Nên uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Trị cảm cúm bằng hành ta

Đây là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Cách chữa cảm cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ. Cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trị cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi

Vỏ ngoài bưởi chứa nhiều tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm. Nó có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Bạn có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu,…

Nếu bạn ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài. Sau đó cắt thành từng khúc nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày sẽ thấy khỏe dần.

Như vậy, bài viết đã có những chia sẻ về vấn đề cảm cúm lúc giao mùa. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn. Giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ và hạnh phúc!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc