Những cách xổ giun cho bé nào phổ biến hiện nay?

Tẩy giun cho bé là 1 trong những hoạt động định kỳ ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm các loại giun, ký sinh trùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tẩy giun cho bé theo chuyên gia y tế là việc làm cần thiết, tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn chưa biết nên thực hiện cho con từ độ tuổi nào và tẩy giun thế nào cho đúng cách. Theo chuyên gia y tế, nên bắt đầu tẩy giun từ khi trẻ được 2 tuổi và lặp lại sau mỗi 6 tháng. Mời các phụ huynh cùng đọc thêm bài viết sau để có thêm thông tin bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao cần phải tẩy giun cho bé?
  • Các cách tẩy giun cho bé
  • Nên cho trẻ dùng thuốc tẩy giun dạng viên uống hay siro?
  • Phòng ngừa giun sán ở trẻ

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vì sao cần phải tẩy giun cho bé?

Trẻ em thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.

Xem thêm

Những nguy cơ bà bầu phải đối diện khi bị nhiễm giun sán chó mèo

Mẹ kinh hoàng khi thấy bác sĩ gắp ra giun sán dài hơn 1 cm trong mắt con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo ước tính, khoảng 40% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun, có khu vực lên tới 65%. Các loại giun thường gặp ở Việt Nam: giun đũa, giun tóc, giun móc. Với trẻ em thì còn có giun kim.

Khi giun đã vào được cơ thể trẻ, chúng sẽ có thể:

  • Tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
  • Gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.
  • Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trẻ em có thể bị nhiễm giun từ lúc ngừng bú sữa mẹ và có thể tái nhiễm cho đến hết đời, gây ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể chán ăn, kém hấp thu, giảm tình trạng dinh dưỡng, kém phát triển thể chất, trí tuệ, tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa.

Khi nào cần tẩy giun cho bé? Nên cho bé uống loại thuốc giun nào?

Bác sĩ Nam cho bết, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới, khi trẻ đủ 12 tháng tuổi là có thể uống thuốc sổ giun, và nên lặp lại mỗi 6 tháng 1 lần. Thuốc sổ giun được sử dụng cho trẻ là Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg dạng viên nén liều duy nhất. Thuốc uống vào lúc nào trong ngày cũng được, nhưng thông thường sẽ uống vào lúc sáng trước khi ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo dân gian, một số mẹ có thể dùng tăm bông tẩm mật ong rồi đặt vào hậu môn trẻ, chờ một lúc rồi lấy miếng tăm bông ra, miết nhẹ vành hậu môn có thể bắt được giun kim. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, nhưng cách bắt giun kim trên vẫn được khá nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, cách trên chỉ có thể cho thấy có giun trong người trẻ chứ không thể bắt được hết toàn bộ giun ra. Vì vậy, việc cho trẻ uống thuốc sổ giun là cần thiết và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc loại bỏ giun ở trẻ.

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, các loại thuốc sau được khuyến nghị dùng để tẩy giun cho bé:

Albendazol

Cách xổ giun cho bé bằng Albendazol giúp ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lượng nên giun bất động rồi chết.

Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg (1V). Còn với giun móc thì uống Albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mebendazol

cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.

Pyratel

Cách xổ giun cho bé bằng thuốc Pyratel cũng là một sự lựa chọn. Thuốc có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài.

Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

Xem thêm

Mẹo tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi bố mẹ nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bé bị đau bụng giun và cách chữa đau bụng giun cho trẻ

Nên chọn loại viên nén hay siro để tẩy giun cho trẻ? Liều uống ra sao?

Các loại thuốc xổ giun trên thị trường được bào chế dưới dạng:

  • Viên nén: thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống
  • Dung dịch uống có hương giúp bé dễ uống

Tùy theo lứa tuổi của bé, ba mẹ có thể lựa chọn dạng thuốc giun trẻ em thích hợp. Thường bé mới biết đi thích dùng dạng siro, còn trẻ lớn hơn có thể dùng dạng viên nén.

Mỗi loại thuốc sẽ có hướng dẫn liều dùng khác nhau. Vì thế, ba mẹ phải đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ uống. Có loại cần uống vào buổi sáng, phải nhịn đói trước đó. Nhưng cũng có loại thuốc xổ giun uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phòng ngừa giun sán ở trẻ như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em, phòng ngừa nhiễm giun kỹ càng cho con là điều tốt nhất và nên làm. Phụ huynh nên thực hiện những điều sau để bảo vệ con:

  • Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Ngay cả mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng nên tập thói quen này để làm gương cho bé và đảm bảo vệ sinh, nhất là khi chuẩn bị đồ ăn.
  • Ăn chín, uống sôi. Và luôn rửa sạch sẽ các nguyên liệu trước khi ăn hay chế biến.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện.
  • Sau mỗi lần con chơi đùa ngoài trời, hãy tập cho con rửa tay và tắm rửa vệ sinh thân thể.
  • Nếu nhà có ai bị giun, thì nên tìm cách xổ giun cho bé và cả nhà.

Con yêu sẽ khó chị, không vui và thoải mái nếu chẳng may bị giun sán. Điều này sẽ làm mẹ lo lắng và thắt lòng. Do đó, hãy luôn phòng ngừa cho bé. Và luôn hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp với trẻ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu