Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà vừa an toàn vừa hiệu quả

Nếu bé bị tiêu chảy đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải nhanh chóng. Vì vậy điều quan trọng nhất là thường xuyên theo dõi tình trạng của bé và đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh mất nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà là bổ sung nước, điện giải, cho bú nhiều hơn. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nguy cơ gây tử vong. Do đó, bố mẹ không thể chủ quan, lơ là. Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh này qua bài viết sau đây!

  • Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
  • Thời điểm trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy
  • Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy
  • Hướng dẫn cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà
  • Trường hợp cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ dưới 1 tháng tuổi có thể đi ngoài với tần suất từ 4 đến 10 lần trong ngày. Với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi, tần suất đi ngoài thường trên 2 lần mỗi ngày. Số lần đi ngoài nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cơ địa và thói quen của từng bé.

Bạn có thể chưa biết:

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà ba mẹ chớ coi thường!

Nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và chữa trị kịp thời

Biểu hiện của trẻ 3 tháng tuổi bị tiêu chảy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên khi trẻ 3 tháng tuổi có số lần đi ngoài trong ngày nhiều gấp 2 lần bình thường. Phân lỏng hơn, có lợn cợn, mùi nồng, màu sắc đậm hơn hoặc toàn nước thì đây chính là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.

Thậm chí trong một số trường hợp, trẻ có thể đi ngoài lẫn máu. Kèm theo đó, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, sốt cao hoặc nôn ói. Khi có những dấu hiệu này, bố mẹ cần xử lý khi trẻ bị tiêu chảy kịp thời để tránh tình huống xấu có thể xảy ra do mất nước.

2. Thời điểm trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy

Nhìn chung, bệnh tiêu chảy có thể xuất hiện quanh năm. Nhưng bệnh thường xảy ra với số lượng lớn vào 2 thời điểm sau đây:

  • Mùa nắng nóng: Đây là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Từ đó dễ khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
  • Mùa lạnh: Mùa lạnh là thời điểm trẻ dễ mắc phải bệnh tiêu chảy do virus, trong đó có Rotavirus. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do mọi người thường tập trung trong nhà, tạo điều kiện cho virus lây lan.

3. Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy

Trước khi đến với cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, bạn hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ mắc phải bệnh này. Từ đó, bạn sẽ có biện pháp ngăn ngừa và điều trị tốt hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nhiễm trùng đường ruột: Phần lớn trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Nguy hiểm nhất là Rotavirus. Loại virus này gây viêm ruột, viêm dạ dày và một số bệnh nhiễm trùng đường ruột khác.
  • Cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose: Khi cơ thể trẻ không sản sinh đủ enzyme lactase để tiêu hóa Lactose sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa: Mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa. Điều này sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
  • Loạn khuẩn đường ruột: Việc dùng thuốc kháng sinh sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé tiêu chảy

Bạn có thể chưa biết:

Nước vôi nhì là gì? Dùng như thế nào để trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phân lỏng ở trẻ sơ sinh có phải là triệu chứng của bệnh tiêu chảy?

4. Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Nếu bé bị tiêu chảy đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải nhanh chóng. Vì vậy điều quan trọng nhất là thường xuyên theo dõi tình trạng của bé và đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh mất nước. Một vấn đề cần lưu ý là ba mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc trị tiêu chảy khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ.

Dưới đây là một số cách trị tiêu chảy cho bé tại nhà mà ba mẹ có thể tham khảo:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cho bé bú nhiều hơn. Trẻ cũng cần được bổ sung nước oresol theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mẹ cần rửa tay và bầu vú thật sạch trước mỗi lần cho bé bú. Đồng thời, bố mẹ cũng phải rửa tay thật sạch sau mỗi lần vệ sinh, tay tã cho bé.
  • Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột, mẹ cần cho bé bổ sung lợi khuẩn. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn trước khi cho bé sử dụng.
  • Nếu em bé của bạn đã ăn dặm trước khi tiêu chảy bắt đầu, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho dạ dày, chẳng hạn như: chuối, táo, và ngũ cốc

5. Trường hợp cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế

Khi bé xuất hiện triệu chứng sốt kèm theo tiêu chảy nên đưa bé đi viện

Bên cạnh việc áp dụng cách trị tiêu chảy tại nhà như trên, bạn cần theo dõi các dấu hiệu và đưa trẻ đi thăm khám với những trường hợp sau:

  • Trẻ sốt cao, không giảm.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như: môi khô, mắt trũng, lưỡi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong 4 đến 6 giờ…
  • Trẻ quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nôn ói nhiều, bé ngủ li bì, khó đánh thức hoặc co giật.
  • Trẻ tiêu chảy liên tục 2 ngày không khỏi, phân kèm máu.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn cách trị tiêu chảy cho trẻ cùng những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng này. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nghi Hải