Cách tính Wonder Week cho bé như thế nào? Từng giai đoạn khác nhau ra sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách tính Wonder Week cho bé không phải ba mẹ nào cũng biết? Bạn sẽ tính theo ngày bé chào đời? Hay là ngày bác sĩ dự sinh? Tính chuẩn sẽ giúp mẹ chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho những cơn khủng hoàng của con. 

Wonder Week là gì?

Những năm gần đây, thuật ngữ Wonder Week(s) trở nên khá quen thuộc và được nhiều ba mẹ Việt Nam biết đến và sử dụng.

Một chút về tiểu sử của thuật ngữ này như sau:

  • Năm 1992, nhà nghiên cứu về tâm lý giáo dục, sinh học hành vi người Hà Lan là tiến sĩ Frans X. Plooij và vợ của ông là tiến sĩ Hetty van de Rijt đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề Wonder Weeks. Đây là quyển sách tập hợp thông tin về cách bé phát triển và hướng dẫn ba mẹ giúp đỡ con qua từng giai đoạn.
  • Được đón nhận nồng nhiệt, dần dần tên của quyển sách được nhiều người dùng với ý giai đoạn con cư xử khác thường ở từng thời điểm

Chính xác, Wonder Week là thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm bé phát triển mạnh mẽ về cả tinh thần và thể chất. Những lúc này, con sẽ học những kỹ năng mới và khám phá thêm về bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng vì còn vụng về, chưa làm được, cũng như không biết xử lý như thế nào và thể hiện cảm xúc, nên con thường sẽ có các tâm trạng khác lạ.

Những biểu hiện của Wonder Week - tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Cách tính wonder week cho bé

Để có thể sử dụng được bảng liệt kê các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh bên dưới, ba mẹ cần phải biết tính tuổi của con yêu theo tuần. Thời điểm bắt đầu cách tính wonder week cho bé là ngày dự sinh, không phải ngày con chào đời.

Ví dụ về cách tính wonder week cho bé:

  • Nếu em bé được dự sinh vào ngày 16 tháng 12, nhưng sinh vào ngày 20 tháng 12. Ba mẹ sẽ tính wonder week cho bé từ ngày 16 tháng 12

Các cột mốc Wonder Week - tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mà con phải trải qua

5 tuần

Thời điểm này bé sẽ bớt ngủ chút đỉnh, trở nên tỉnh táo hơn và chú ý đến thế giới xung quanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8-9 tuần

Bé bắt đầu nhận ra và tạo ra những cử chỉ đơn giản trong thế giới của mình như cử động bàn tay hay tạo ra các âm thanh như lẩm bẩm.

12 tuần

Các động tác của bé trở nên mượt mà và phối hợp nhịp nhàng hơn. Bé cũng bắt đầu nhận ra những thay đổi trong thế giới của mình như lúc mẹ rời khỏi phòng, tắt đèn,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

15-19 tuần

Học cách nhận biết nguyên nhân và kết quả, và dự đoán kết quả. Ví dụ như bé biết nếu làm rớt 1 vật nào đó, nó sẽ rơi xuống đất, và bố sẽ đến và nhặt nó lên.

23-26 tuần

Con bắt đầu lăn/bò vào thời điểm này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

33-37 tuần

Bé yêu sẽ có những bước tiến lớn trong khả năng vận động, học cách bò tốt, đứng lên và có thể lẫm chẫm bước đi.

42-46 tuần

Bắt đầu thực hiện được các nhiệm vụ đơn giản, như mặc quần áo, hoặc phụ mẹ làm bữa trưa.

52-55 tuần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mới biết đi dựa trên sự hiểu biết về trình tự và bắt đầu biết rằng có nhiều hơn một cách để hoàn thành nhiệm vụ tương tự. Đây cũng là khi hầu hết trẻ mới biết đi bắt đầu thể hiện sở thích mạnh mẽ.

61-64 tuần

Khá giống như giai đoạn tuần 15-19, bé biết được kết quả/hậu quả của những việc làm hay hành động của mình. Nhưng bé sẽ tinh khôn hơn khi biết vận dụng điều này để đạt được mục tiêu của mình.

72-76 tuần

Bé lúc này có khả năng hiểu các sự vận động xung quanh ở mức độ lớn hơn. Ví dụ: nếu đã đi nhà trẻ, con biết được quy định và quy trình ở trường sẽ khác với ở nhà. Bé cũng có thể thay đổi hành vi và hành động để phù hợp với các tình huống khác nhau, Điều này có thể giải thích tại sao con rất ngoan khi ở trường, nhưng lại gắt gỏng và than vãn với ba mẹ khi về nhà (tuỳ vào từng trẻ).

Mẹ có thể làm gì trong các tuần Wonder Week cho bé?

  • Chăm sóc bản thân tốt nhất có thể. Vì Wonder Weekks có thể rất mệt mỏi và điều quan trọng là bạn không nên bỏ bê bản thân
  • Hiểu rằng bé quấy khóc chỉ là tạm thời, là dấu hiệu bé thể hiện cho ba mẹ rằng con đang cảm giác không an toàn. Ôm ấp và trấn an em bé sẽ giúp chúng cảm thấy tốt hơn
  • Cố gắng đừng lo lắng về thói quen bú của con thay đổi, trong phạm vi an toàn
  • Ôm ấp, trò chuyện với con và trấn an con nhiều hơn. Cho bé thấy tình thương và quan tâm của ba mẹ

Trong quá trình phát triển kỳ diệu của con, không những bé mà ba mẹ nhiều khi cũng trải qua những tuần bối rối và mệt mỏi như con. Hãy là bạn đồng hành và điểm tựa cho nhau để cùng có thêm kỷ niệm vui nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu