Cách thực hiện Time out cho trẻ sao cho hiệu quả, không phản tác dụng!

Thời gian phạt time-out là một cách hiệu quả để thực thi kỷ luật và đảm bảo rằng con của bạn học và tuân theo các quy tắc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ em đôi khi có thể làm bạn bù đầu rối tay để chăm sóc, và thậm chí những đứa trẻ có hành vi tốt nhất cũng có những khoảnh khắc mà chúng có thể trở nên nghịch ngợm hoặc không tuân theo các quy tắc. Thời gian time-out là một cách để giữ cho trẻ bình tĩnh, và nó cũng sẽ cho cha mẹ một thời điểm để bình tĩnh trở lại, tránh la mắng và trút giận lên con. Sử dụng thời gian time-out dành cho trẻ là cách an toàn để thi hành kỷ luật và hành vi đúng đắn cho con bạn.

Bước 1: Đánh giá tình hình

Chỉ sử dụng các thời gian time-out trong những trường hợp mà con của bạn đã làm điều gì đó nghiêm trọng, chẳng hạn như không làm nhiệm vụ của mình hoặc không làm việc nhà ở nhà, hay hành vi cần sửa chửa, hay đánh nhau, hoặc nếu họ đã phá vỡ một quy tắc gia đình.

Nói chuyện với con của bạn về những hậu quả về hành động của con, và cảnh báo con rằng nếu con vẫn tiếp tục sẽ cần thời gian time-out cho con. Đảm bảo tuân thủ với time-out nếu con bạn làm điều gì đó sai theo quy tắc.

Bước 2: Nói cho con biết tại sao

Điều quan trọng là nói chuyện với con của bạn và giải thích rõ ràng những gì họ làm trong khoản thời gian time-out này. Bằng cách đó, con sẽ nhận thức được các hành vi con không nên làm và con cũng sẽ biết được hậu quả của hành động đó.

Bước 3: Cho con ngồi vào ghế/ góc time-out

Cho con ngồi vào ghế/ góc time-out. Nếu con không muốn hay phản kháng hãy dắt/ bế con trở lại nơi con nên ngồi. Time-out không nên thương lượng hay nhân nhượng, và nên đúng số phút cho đúng độ tuổi. Trong suốt thời gian thực hiện, hãy đảm bảo không nói chuyện với con của bạn, nhưng luôn luôn để mắt tới chúng để đảm bảo rằng con an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 4: Kết thúc thời gian time-out

Nếu bạn thấy rằng con của bạn đã bình tĩnh, hoặc đã hiểu vấn đề, hoặc thời gian đã hết, bạn có thể chấm dứt thời gian time-out này. Cho ít nhất 1 phút thời gian time-out cho mỗi năm tuổi, vì vậy đối với một bé 4 tuổi, nên mất 4 phút. Nếu bạn đặt con mình vào thời gian time-out vì con không làm công việc của mình, hãy đảm bảo rằng khi thời gian kết thúc, con làm công việc nhà của mình. Thời gian time-out không nên là cách để con của bạn tránh được trách nhiệm của mình, hay trốn tránh trách nhệm phải thực thi của mình.

Bước 5. Tạo tương tác tích cực cho trẻ em

Ngay sau khi hết giờ time-out, đảm bảo tạo ra các tương tác tích cực và khen ngợi con bạn vào lần tiếp theo khi con làm tốt. Luôn chắc chắn để cho con của bạn biết rằng bạn yêu thương con rất nhiều cho dù thế nào. Khen ngợi hành vi đúng đắn và đưa ra những hậu quả đối với những hành vi tiêu cực sẽ dạy cho con phải có kỷ luật và xử lý các trách nhiệm tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cũng có thể làm những khoảng thời gian time-out ở những nơi công cộng nếu cần, chỉ cần đảm bảo rằng con bạn ngồi ở một nơi không ai có thể nhìn thấy. Bất kể bạn thực thi với thời gian time-out thế nào, hãy luôn luôn đảm bảo theo dõi con với những tương tác tích cực. Dưới đây là video theo từng bước về cách thực hiện các cuộc trò chuyện qua cách làm time-out:

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis