Cách thức cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi, cẩm nang chi tiết dành cho ba mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách thức cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi, hướng dẫn chi tiết về các loại thức ăn, lượng ăn và số lần bữa ăn dặm dành cho ba mẹ tham khảo trong năm đầu đời của trẻ.

Bé nên bắt đầu ăn dặm vào thời điểm nào?

Cùng là thời điểm bắt đầu ăn dặm nhưng không phải nước nào cũng giống nhau. Ở các nước phương tây, bác sĩ nhi thường khuyến cáo các bà mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Trong khi đó tại Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bữa ăn dặm đầu tiên của bé vào tháng thứ 5-5,5.

Tuy nhiên dù là bắt đầu sớm hay muộn thì các chuyên gia khuyên rằng bé chỉ nên được ăn dặm từ tháng thứ 5 trở đi, khi mà hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn, sẵn sàng cho một loại thức ăn khác ngoài sữa.

Đồng thời, mẹ cũng nên theo dõi các dấu hiệu để biết rằng bé nhà mình nên ăn dặm vào tháng thứ mấy như:

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Bé thường khóc đêm và đói bú.
  • Trẻ mút tay.
  • Bé nhìn người lớn ăn.
  • Trẻ hứng thú khi thấy ba mẹ ăn hoặc thử cho bé ăn
  • Bé đã ngồi vững khi có điểm tựa

Cách thức cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi

6 tháng

Vào tháng này, cổ bé đã cứng cáp. Bé ngồi được nếu có chỗ dựa. Đây là một trong những mốc phát triển kĩ năng cho thấy bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt.

Thức ăn bé có thể ăn:

  • Bé nên bắt đầu bằng cháo/bột.
  • Với bánh mì chỉ nên bắt đầu từ 6 tháng trở lên.
  • Con có thể ăn các loại đậu hũ, cá thịt trắng, các loại rau xanh và hoa quả

Lượng ăn:

  • 80-90% thức ăn chính của con vẫn là sữa mẹ hoặc sữa bột. Đồ ăn dặm chỉ chiếm từ 10-20 phần trăm.
  • Đây là thời điểm con cần từ từ làm quen với việc ăn dặm.
  • Con cần được ăn lượng sữa như trước đó và chỉ bắt đầu ăn dặm bằng 1 lượng rất ít (1 thìa con cho bữa đầu tiên/1 bữa hàng ngày rồi tăng dần)

Số bữa: 1 bữa/ngày

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách thức cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi với trẻ 7 -8 tháng

Bước sáng tháng thứ 7-8, hầu hết các bé đều đã ngồi được vững vàng. Một dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho bé nhai nuốt trong thời điểm này chính là những chiếc răng sữa xinh xắn đã bắt đầu nhú ra.

Thức ăn bé có thể ăn:

Gồm các loại thức ăn trước đó và thêm vào cá ngừ, cá trích, thịt lợn, thịt bò. Mẹ có thể cho bé ăn ½ quả trứng luộc/ngày.

Lượng ăn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ vẫn cần ăn sữa theo nhu cầu. Với các bé ăn sữa bột nên giảm xuống khoảng 5 bữa/ngày. Lượng thức ăn dặm giờ đây chiếm từ 60-70% lượng thức ăn một ngày của bé.

Số bữa:

Phần lớn trẻ bắt đầu chuyển sang 2 bữa ăn dặm/ngày.

9 - 10 tháng

Trong giai đoạn này là con đã bắt đầu tập bò và bám đứng. Trẻ sẽ cố gắng dùng tay để nắm chặt đồ vật.

Lưỡi của bé không những chuyển động linh hoạt theo các hướng trước, sau, trên xuống mà còn đưa theo chiều trái, phải. Răng sữa hàm trên của trẻ cũng bắt đầu xuất hiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó bé cần nhiều nguồn năng lượng từ thức ăn dặm hơn.

Thức ăn bé có thể ăn:

Gồm các loại thức ăn trước đó và thêm vào đó các loại thịt đỏ và các sản phẩm được chế biến từ sữa bò như sữa chua, phô mai. Mẹ có thể cho bé ăn ½-1 quả trứng luộc/ngày.

Lượng ăn:

Sữa từ chỗ là thức ăn chính đã dần dần được thay thế bằng thức ăn dặm với tỉ lệ phần trăm lên tới 60-65%.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Số bữa:

2 bữa/ngày

11-12 tháng

Ở giai đoạn tập đi, con bắt đầu có biểu hiện thích cầm thìa và tập xúc mọi thứ. Cơ lưỡi của trẻ đã có thể hoạt động vô cùng linh hoạt. Khi tròn 1 tuổi, hàm răng trên và răng dưới của trẻ hầu như đã mọc đầy đủ.

Thức ăn bé có thể ăn:

Con có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như của người lớn với điều kiện được chế biến mềm và nêm gia vị nhạt là đủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên mẹ nên tránh cho bé ăn các loại hạt cứng, thực phẩm chứa nhiều muối, đường hoặc quá nhiều dầu mỡ.

Lượng ăn:

  • Lượng thức ăn dặm của trẻ chiếm tới 75-80%.
  • Hơn một nửa chất dinh dưỡng của bé đến từ thức ăn dặm.
  • Lượng sữa bé cần trong thời gian này có thể đã giảm xuống chỉ còn 400-500ml/ngày.

Số bữa:

3 bữa/ngày

Hi vọng với những thông tin hướng dẫn về cách ăn dặm cho trẻ qua các tháng như trên, ba mẹ sẽ không còn cảm thấy lúng túng với hành trình ăn dặm đầy mới mẻ này của bé.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

Minh Hương