Cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày giúp con mọc răng không sốt

Cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày chỉ là một kinh nghiệm của ông bà. Do đó, khi áp dụng phương pháp này phụ huynh nên cẩn trọng để biết rằng liệu đây có phải là cách phù hợp cho trẻ. Ngoài ra, sau khi thực hiện, hãy chú ý phản ứng cơ thể của con nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày theo quan niệm dân gian giúp bé không bị sốt khi mọc răng dẫn đến khó chịu, mệt mỏi, bỏ ăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách làm này:

  • Xác định thời điểm con 3 tháng 10 ngày như thế nào?
  • Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày
  • Phương pháp 3 tháng 10 ngày rơ lá hẹ có đúng khoa học không?
  • Những chú ý khi dùng lá hẹ rơ miệng cho bé
  • Làm gì để giúp bé bớt khó chịu khi mọc răng?

Xác định thời điểm con 3 tháng 10 ngày như thế nào?

Bé 3 tháng 10 ngày, hay còn gọi là 100 ngày kể từ ngày bé chào đời. Để có thể xác định chính xác ngày này, các mẹ có thể dùng lịch đếm. Hoặc ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, phụ huynh có thể dùng các ứng dụng hay những trang website có tính năng đếm ngày. Chỉ cần nhập thông tin, nhấn “enter” là mọi thứ sẽ được xử lý.

Lưu ý trong cách tính thời điểm con 3 tháng 10 ngày:

  • Con sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên được tính là ngày bé ra đời.
  • Nếu chào đời về đêm hoặc thời điểm sắp hết ngày, ngày đầu tiên khi tính 100 ngày là ngày hôm sau.

Ví dụ, bé sinh lúc 4h30 phút ngày 13-7-2017 thì đây là ngày đầu tiên khi tính 100 ngày để bôi lá hẹ. Theo đó, ngày 21-10-2017 là thời điểm áp dụng cách cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày.

Hướng dẫn cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày

Cách rơ lưỡi lá hẹ 3 tháng 10 ngày có tác dụng gì? 3 tháng 10 ngày rơ lá hẹ theo dân gian sẽ giúp con tránh sốt ở giai đoạn mọc răng này. Theo nhiều báo cáo y khoa, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, thường được dùng để phòng tránh viêm lợi, mọc răng, răng đau nhức.

Và khi áp dụng cách dân gian cho bé thì nhiều bà mẹ cho hay nó rất là hiệu quả. Cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày thực hiện như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm, vệ sinh tay sạch sẽ
  • Áp dụng quy tắc: trai 7, gái 9. Tức là phải đếm đúng số lá hẹ như vậy để rơ cho bé.
  • Mang lá hẹ đi rửa thật kỹ càng và sạch sẽ.
  • Ngâm lá hẹ vào nước đun sôi để nguội có hòa thêm muối khoảng 20 phút.
  • Lấy lá hẹ ra, tiếp tục giã nhỏ lá hẹ rồi vắt lấy nước cốt.
  • Bế trẻ chắc chắn trên một tay
  • Dùng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi sạch chấm vào nước lá hẹ.
  • Nhẹ nhàng, từ tốn chà sát lên vùng lợi trên và lợi dưới của bé để nước lá hẹ thấm vào chân răng. Nên bắt đầu rơ từ phần răng hàm sát hai bên má, sau đó lan dần đến vùng răng trên và dưới, sau cùng mới rơ lưỡi.

Ngoài cách này thì ông bà ta còn chỉ dạy có thể dùng nước giá đỗ, cũng cho hiệu quả tương tự.

  • Lấy giá đỗ sạch ủ tự nhiên rửa sạch
  • Đem ép nước rồi cũng chấm nước đó rơ lợi cho con
  • Vừa rơ vừa đọc: “Mọc răng như giá, không đau không sốt”.

Phương pháp 3 tháng 10 ngày rơ lá hẹ có đúng khoa học không?

Cách rơ hẹ 3 tháng 10 ngày chỉ là một kinh nghiệm dân gian, được ông ta truyền lại cho con cháu đời sau. Và cứ thế, từ đời này sang đời khác ai cũng làm theo khi được chỉ dạy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, khi áp dụng phương pháp này khi trẻ mọc răng, phụ huynh nên cẩn trọng để biết rằng liệu đây có phải là cách phù hợp cho trẻ. Ngoài ra, sau khi thực hiện, hãy chú ý phản ứng cơ thể của con nhé.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết, phương pháp rơ lá hẹ mọc răng không sốt cho con khi trẻ được tròn 100 ngày giúp bé không bị sốt khi mọc răng là theo quan niệm dân gian, chưa có chuyên gia nào khẳng định. Và đã có người làm an toàn cho con. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý phải làm rất sạch, rửa sạch lá hẹ rồi mới ép lấy nước để rơ nướu cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để giúp bé bớt khó chịu khi mọc răng?

Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng “Khi trẻ bước vào giai đoạn 4-7 tháng tuổi sẽ xuất hiện các dấu hiệu mọc răng. Điển hình nhất là sốt và sưng nướu. Đối với sốt mọc răng, trẻ chỉ sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C và không bị tiêu chảy, bố mẹ nên lưu ý điều này để không nhầm lẫn với sốt thông thường. Khi sốt, trẻ sẽ có dấu hiệu bỏ ăn vì thế bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, không nên cố ép trẻ”.

  • Cho bé nhai một vật gì đó. Hành động nhai tạo ra áp lực đối kháng giúp giảm cơn đau do răng của con đang đẩy nướu để trồi lên trên. Mẹ có giúp bé bằng cách cho bé một vật gì đó an toàn để nhai, chẳng hạn như vòng ngậm mọc răng làm bằng silicon. Nhiều trẻ sơ sinh mọc răng cũng thích nhai các đồ vật có nhiệt độ thấp.
  • Mát xa nướu răng. Mẹ có thể chà ngón tay hoặc khăn mềm lên nướu của bé giúp con đỡ khó chịu.
  • Không nên cho con sử dụng các loại thuốc giảm đau vì có thể chứa thành phần gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vòng hổ phách để đeo giúp giảm đau cũng không được các bác sĩ khuyên dùng vì tác dụng của nó chưa được kiểm chứng.

Có rất nhiều cách dân gian trong đời sống người Á Châu liên quan đến nuôi dạy con cái. Điều quan trọng là ba mẹ cần phải tỉnh táo suy xét và áp dụng nhé.

Nguồn tham khảo: Phân biệt dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh với sốt bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu