Cách nhận biết thai nhi bị nấc, nếu mẹ đặt tay lên bụng sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, nghe thấy tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều vọng ra từ trong bụng.
- Mẹ có biết nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt?
- Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ liệu có sao không?
- Mẹ bầu làm gì khi thai nhi bị nấc
- Cách nhận biết thai nhi nấc. Làm thế nào để mẹ phân biệt thai nhi bị nấc và thai máy?
Mẹ có biết nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt?
Nấc cụt là một hiện tượng bình thường và phổ biến đối với thai nhi. Vậy nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt là gì? Cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài viết để tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.
Nội dung bài viết:
Bé muốn được chào đời
Những tiếng nấc của thai nhi được cho là do bé thiếu kiên nhẫn. Nóng lòng mong nhanh chóng đến ngày được ra khỏi bụng mẹ.
Hiện tượng nấc của bé cũng là biểu hiện bé chuẩn bị cho kỹ năng bú mẹ sau này. Nếu khi bé chào đời, mẹ thấy một số vết đỏ nhỏ trên da, có thể là do bé đã tập mút. Bé tự tập bú mẹ dẫn đến bị nấc cụt nhiều như vậy.
Do chuyển động bất thường của cơ hoành
Thai nhi nấc cụt như thế nào? Giống như người lớn, thai nhi nấc cụt cũng do chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì còn bé nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc.
Cuống rốn bị chèn ép khiến thai nhi bị nấc cụt
Nếu nguyên nhân thai nhi nấc cụt do cuống rốn chèn ép thì mẹ cần đặc biệt để ý. Vì có thể nó sẽ gây nguy hiểm cho bé. Khi cuống rốn bị chèn ép, nguồn cung cấp oxy bị hạn chế sẽ khiến bé nấc cụt liên tục trong thời gian dài. Nếu kéo dài tình trạng này thì mẹ cần đi khám để bác sĩ kiểm tra chính xác, tránh để lâu dẫn đến hiện tượng suy thai.
Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ liệu có sao không?
Thai nhi trong bụng hay bị nấc liệu có sao không? Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nấc được được gây ra lúc thai nhi chưa cân gằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc. Trong khi một số người mẹ nhận ra những cử động nhịp nhàng thì một số khác lại không thấy như vậy.
Tuy nhiên mẹ hãy yên tâm, hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như hiện tượng thai máy vậy. Nấc không đều cũng không phải điều đáng lo. Nấc nhiều cũng không đáng ngại vì thực tế, một số bé sơ sinh có khá nhiều cơn nấc mỗi ngày.
Mẹ bầu làm gì khi thai nhi bị nấc
Thai nhi bị nấc nhiều không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng mẹ nấc cụt đột ngột giật mạnh, kéo dài kết hợp với một số triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở khám thăm khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:
- Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ
- Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương – P. Công tác xã hội – Bệnh viện Từ Dũ cho viết “Thông thường, cơn nấc cụt của thai nhi sẽ kéo dài không quá 15 phút và sẽ không gây đau hay khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khó ngủ bởi những cử động của bé, có thể áp dụng một vài mẹo sau đây để giúp bé và mẹ thoải mái hơn: Thử tư thế nằm nghiêng về bên trái, sử dụng gối mền kê dưới bụng để giảm sức nặng của bụng và cột sống…”
Mẹ bầu quan tâm:
Cách nhận biết thai nhi nấc. Làm thế nào để mẹ phân biệt thai nhi bị nấc và thai máy?
Nhịp điệu: cách nhận biết thai nhi đang nấc là sự xuất hiện của những cú giật đều ở bụng dưới. Nếu cảm nhận được bé đang nấc, mẹ sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều vọng ra từ trong bụng.
Thời gian: Thời gian em bé nấc cụt trong bụng mẹ kéo dài khoảng 3-15 phút, mỗi ngày bé có thể nấc vài ba lần. Mẹ cần quan tâm đến cách nhận biết thai nhi nấc cụt trong thời gian này. Nếu là thai máy thì những chuyển động ở bé không được đều đặn và kéo dài như khi bé bị nấc. Mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh bé nấc thông qua siêu âm.
Thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất cứ khi nào, bất cứ ban ngày hay ban đêm. Đây là một điểm khác với thai máy. Thai máy chỉ xảy ra trong một khung giờ nhất định ở những tháng cuối thai kỳ. Mẹ hãy lưu ý cách nhận biết thai nhi nấc này nhé!
Mức độ: Làm sao biết thai nhi bị nấc cụt? Nếu như trong 3 tháng giữa, mức độ tác động của thai máy và khi bé nấc lên bụng mẹ đều khá nhẹ nhàng. Trong 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Khi bé nấc, mẹ chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng. Còn thai máy thì sự chuyển động rất mạnh, có lúc mẹ sẽ thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.
Có những mẹ cảm thấy thường xuyên, còn một số mẹ thì trong suốt thai kỳ chỉ nhận thấy em bé nấc cụt trong bụng mẹ một vài lần.
Kết
Như vậy là mẹ đã biết thêm về hiện tượng thai nhi nấc cụt và làm sao để biết thai nhi bị nấc. Đây chỉ là 1 trong vô vàn những trải nghiệm đáng nhớ và lạ lẫm của mẹ trong suốt thai kỳ. Trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi nhiều hơn. Hầu hết các trường hợp thai nhi nấc cụt là bình thường, mẹ chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, thay đổi tư thế và bổ sung thêm dinh dưỡng. Khi có kèm thêm những biểu hiện khác thường khác thì tốt nhất là mẹ nên đến cơ sở y tế thăm khám để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ có 1 thai kỳ an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: Thai nhi bị nấc cụt có nguy hiểm không? – Bệnh viện Từ Dũ.
Xem thêm bài:
- Trẻ sơ sinh bị nấc có phải là hiện tượng bất thường?
- Thai nhi bị nấc – Hiện tượng này báo hiệu với mẹ bầu điều gì?
- Mẹ có biết siêu âm 4D vào thời điểm nào thì thích hợp và an toàn nhất cho thai nhi?