Cách làm tan cục sữa tắc đơn giản dễ thực hiện ngay tại nhà

Khi bị tắc tia sữa, bầu ngực trở nên nhạy cảm nên mẹ sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần phải duy trì cho bú thường xuyên, đúng cữ với tư thế phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách làm tan cục sữa tắc là thắc mắc của nhiều mẹ đang cho con bú và bỗng dưng bị tắc tia sữa, gây đau đớn đồng thời cạn kiệt nguồn sữa cho con. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết các cách hiệu quả giúp điều trị tắc tia sữa:

  • Massage, day ép bầu ngực
  • Đắp khăn nóng, chườm nước ấm
  • Cho bé bú thường xuyên và đúng cách
  • Vắt/hút sữa dư thừa sau mỗi lần cho bú
  • Dùng mẹo dân gian

Massage, day ép bầu ngực

Để loại bỏ tình trạng sữa ứ đọng trong ống dẫn sữa lâu ngày, trước hết mẹ cần làm tan các vị trí tuyến sữa bị tắc nghẽn, vón cục. 1 trong các cách làm tan cục sữa tắc khá hiệu quả là thực hiện massage, day ép bầu ngực. Động tác này mẹ có thể tự làm hoặc nhờ người thân.

  • Dùng 1 bàn tay hoặc cả 2 tay ép chặt lên thành bầu ngực.
  • Sử dụng lực tay vừa ép vừa day bầu ngực làm tan các cục cứng tại vị trí sữa bị đông kết, ứ đọng.
  • Khác với động tác massage xoa bóp nhẹ nhàng, mẹ cần đè ép bầu ngực với lực tác động mạnh hơn theo hình vòng tròn với tốc độ tăng dần lên. Nên day ép trong khoảng 20 – 30 lần rồi làm ngược lại.
  • Thực hiện động tác nhiều lần, sau khoảng 2 – 3 tiếng lại lặp lại và cục cứng ứ đọng trong bầu ngực mẹ sẽ tan dần.

Phương pháp này có thể thực hiện từ sớm khi thấy có dấu hiệu của hiện tượng tắc tia sữa nhưng cần làm đúng cách, kiên nhẫn, không nóng vội. Nếu day quá mạnh, quá thô bạo không những hiệu quả không cao mà còn làm mẹ rất đau.

(Nguồn ảnh: Freepik)

Có thể bạn chưa biết ===>

Đắp khăn nóng, chườm nước ấm

Khi các ống dẫn sữa đang bị tắc mẹ hãy thử đắp khăn nóng, chườm nước ấm lên bầu ngực, tập trung vào các vị trí nổi cục sẽ thông tia sữa khá nhanh. Đây cũng được xem là một cách làm tan cục sữa tắc có hiệu quả đối với những trường hợp mới chớm, nổi cục nhỏ vì khi chườm nước nóng, các tuyến sữa nở ra, giúp cho sữa được lưu thông nhanh chóng, các cục sữa tắc cũng sẽ tan đi.

Nhiệt độ chườm không nên quá nóng có thể gây bỏng rát, tốt nhất khoảng 70 độ. Mẹ nhúng khăn mềm vào nước rồi vắt khô, đắp lên bầu ngực khoảng 15 – 20 phút mỗi lần, ngày làm 4-5 lần. Nên chườm theo chiều dọc để tia sữa được thông. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tắm dưới vòi hoa sen, phun nước nóng vào bầu ngực, cùng với các động tác massage hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cải thiện.

Cho bé bú thường xuyên và đúng cách cũng là cách làm tan cục sữa tắc

Khi bị tắc tia sữa, bầu ngực trở nên nhạy cảm nên mẹ sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần phải duy trì cho bú thường xuyên, đúng cữ với tư thế phù hợp. Bé càng bú nhiều càng tốt bởi lực mút của trẻ khi bú đúng khớp ngậm sẽ giúp các tia sữa được lưu thông. Mẹ vẫn cho bú đều cả 2 bên nhưng nên cho ti ở bên ngực đang bị tắc trước vì khi bắt đầu bú, lực mút từ miệng bé sẽ là mạnh nhất và lực đẩy từ nguồn sữa tiết ra có thể làm thông tắc tia dễ hơn.

Một số chị em sinh nở lần đầu vì chưa có kinh nghiệm nên có thể còn cho bé bú chưa đúng tư thế. Tình trạng này không chỉ khiến con không bú hết được sữa mẹ mà còn gây nên một số vấn đề khác như nứt cổ gà, tắc sữa nổi cục. Vì vậy, điều chỉnh lại tư thế cho bú phù hợp cũng là cách làm tan cục sữa tắc trong trường hợp này.

(Nguồn ảnh: Unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với tư thế ngồi cho bú, bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đã hướng dẫn mẹ cách cho bé bú đúng tư thế:

Chọn một chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường hoặc ghế ngồi để cho con bú với tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung.

Khi mẹ cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé. Mẹ cần chú ý sao cho 3 điểm: Đầu - lưng- mông của bé nằm trên một đường thẳng. Hãy đặt bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ và ở vị trí bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắt/hút sữa dư thừa sau mỗi lần cho bú

Khá nhiều chị em khi nuôi con bằng sữa mẹ thường cho con bú theo bản năng. Mẹ có thể vô tình không cho trẻ bú hết cả sữa đầu và sữa cuối nên sữa mẹ còn dư thừa trong bầu ngực. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các chị em phải đối mặt với hiện tượng tắc sữa nổi cục. Vì vậy, nếu mẹ phát hiện ra tình trạng này trong giai đoạn đầu, khi sữa mới bắt đầu vón kết và nằm ở vị trí gần đầu ti, hãy chọn cách làm tan cục sữa tắc bằng máy hút sữa.

Sau mỗi lần cữ bú, nếu ngực vẫn chảy sữa do trẻ không bú hết, mẹ nên vắt hoặc hút cạn sữa thừa cho đến khi 2 bầu ngực xẹp hẳn lại, tránh tình trạng dòng sữa thừa ứ đọng trong ống dẫn sữa lâu ngày tích tụ và dần chuyển thành nhiều cục nhỏ.

Có thể bạn chưa biết ===>

Cách làm tan cục sữa tắc bằng mẹo dân gian

Bên cạnh những cách làm tan cục sữa tắc từ tác động ngoại lực, các mẹ cũng có thể thử thêm vài kinh nghiệm dân gian. Tùy theo từng vùng miền và kinh nghiệm truyền lại, mẹ có thể lựa chọn và áp dụng hình thức phù hợp nhất như uống các loại lá bồ công anh, lá đinh lăng, nước xơ mướp khô.

Một số nơi còn kết hợp thêm đắp lá mít, lá bắp cải, bã lá bồ công anh tươi, đu đủ non hoặc củ hành tím; chườm nóng bằng xôi nếp, viên men rượu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng từ ngoài vào trong, làm liên tục, nhẹ nhàng cũng là một trong nhiều cách làm tan sữa đọng, thông tia, gọi sữa về.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn ảnh: Unsplash)

Lời ngỏ

Tùy theo tình trạng viêm tắc tia sữa, các mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất hoặc kết hợp cùng lúc nhiều cách làm tan cục sữa tắc. Nếu tình trạng không được cải thiện và có diễn tiến nghiêm trọng hơn cần có sự thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, cứ 10 mẹ cho con bú thì có 3 mẹ gặp phải vấn đề này nhưng hoàn toàn có thể được giải quyết ngay tại nhà từ 1 - 3 ngày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Sau khi đã làm tan cục sữa tắc có một số cách vẫn nên được duy trì trong quá trình cho con bú nhằm loại bỏ những nguyên nhân gây ứ đọng sữa thừa. Giữ gìn nguồn dinh dưỡng quý giá sẽ giúp mẹ không còn bị ám ảnh bởi những cơn đau tắc sữa và luôn có nguồn sữa dồi dào, thơm mát cho con bú mỗi ngày.

Nguồn thông tin: Các tư thế cho con bú phù hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi