Trong thai kỳ, mẹ bầu có nhiều việc phải lo lắng. Song, giấc ngủ của mẹ bầu vẫn là điều cần được ưu tiên. Bởi con phát triển theo từng giấc ngủ.
Giấc ngủ của mẹ bầu: Làm sao để không bị làm phiền?
Nếu như có lúc nào người phụ nữ cảm thấy yếu đuối nhất, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, thì đó là lúc mang bầu.
Mang bầu, đồng nghĩa với vô số nguy cơ bệnh tật và virus tấn công. Nhưng, mang bầu cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của người làm mẹ.
Ngủ nhiều để bé phát triển, để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu – chắc chắc các bác sĩ cũng luôn khuyên các mẹ bầu như vậy.
Nhưng, điều đó không hề dễ dàng.
Thường xuyên đi tiểu
Nếu mẹ đang trong ba tháng đầu, progesterone là cụm từ mẹ phải làm quen. Đó là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Đây cũng là loại hormone khiến mẹ bầu tiểu nhiều.
Việc đi tiểu nhiều sẽ khiến giấc ngủ của mẹ bầu ít khi ngon lành. Thai nhi càng phát triển, tử cung sẽ càng chèn ép bàng quang của mẹ dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn.
Phải làm gì?
Tránh uống bất cứ thứ gì vào buổi tối. Mặc dù việc giữ nước là rất quan trọng, hãy đảm bảo mẹ uống nhiều nước trong ngày. Và “làm rỗng” bàng quang của mẹ ngay trước khi đi ngủ.
Buồn Nôn / Ốm Nghén
Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Mặc dù được gọi là ốm nghén, tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vào ban ngày hoặc ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu. Ngay cả việc ngủ trưa cũng có thể không ngon giấc khi mẹ bị buồn nôn.
Phải làm gì?
Ăn bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn. Để ít bánh quy hoặc bánh mì khô cạnh giường ngủ.
Bằng cách này, khi buồn nôn, mẹ sẽ có thứ để “cắt đứt” cơn.
Nhớ tránh xa thực phẩm cay, béo hoặc dầu mỡ và bất cứ thứ gì có mùi mạnh. Nếu cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ.
Chứng Ợ Nóng
Chứng ợ nóng là một yếu tố khác có thể phá hỏng giấc ngủ ngon bằng cách đánh thức mẹ vào giữa đêm. Phải thừa nhận rằng, đây là một trong những tình trạng rất phổ biến ở mẹ bầu, nhất là ở thai kỳ thứ 3 hoặc thứ 4.
Phải làm gì?
Vẫn là ăn những bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Tránh uống nước vào giữa bữa ăn.
Nhai kỹ trước khi nuốt, đừng nuốt vội. Tránh bất cứ thứ gì cay, béo hoặc axit có thể gây ra chứng ợ nóng. Tập yoga hoặc tập thở cũng có thể giúp đối phó với chứng ợ nóng.
Tìm Một Tư Thế Thoải Mái Để Ngủ
Ngày càng đến gần ngày sinh, mẹ bầu sẽ càng bị khó ngủ. Khi đó, giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Hãy thử lựa chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất để ngủ.
Tư thế nào?
- Chống hai chân lên theo hình chữ M, kẹp một cái gối ở giữa
- Nếu mẹ đang bị đau lưng, đặt một chiếc gối dưới bụng cũng có thể giúp ích trong khi ngủ nghiêng.
- Nâng cao phần thân trên của mẹ một chút bằng cách nâng gối lên nếu bị ợ nóng.
- Nếu có thể, mua một chiếc gối bà bầu được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai.
Ngủ nghiêng cũng được biết đến là phương pháp làm tăng lưu thông máu; đồng thời đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng thiết yếu đến được em bé và nhau thai của mẹ.
Trên đây là một số cách giúp giấc ngủ của mẹ bầu được hoàn hảo nhất. Ngoài ra, ánh sáng, nhiệt độ và tâm lý cũng là thứ vô cùng quan trọng. Nó quyết định độ nông sâu trong giấc ngủ của mẹ bầu.
Theo Momjunction
Xem thêm:
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thì nên làm thế nào?
8 loại trái cây nguy hiểm cho thai nhi mẹ bầu phải tránh xa
Chấm dứt chứng mất ngủ khi mang thai không cần thuốc cho mẹ bầu ngon giấc