Cách khắc phục tình trạng da tay khô khi phải rửa tay thường xuyên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Da tay khô luôn là vấn đề mà nhiều chị em nói riêng hay mọi người nói chung gặp khi phải rửa tay thường xuyên.

Hiện nay, khi dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ, các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến khích mọi người rửa tay thường xuyên hơn nữa. Vì vậy, tình trạng da tay khô lại càng trở nên phổ biến và rộng rãi hơn.

Rửa tay vốn dĩ là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Adam Friedman-giáo sư gia liễu tại đại học y khoa và sức khỏe George Washington, việc sử dụng xà phòng và hành động chà xát tay dưới nước lại có thể mang lại tác dụng ngược.

Các chuyên gia da liễu đã chia sẻ 7 mẹo giúp bạn giữ cho làn da khỏe mạnh dưới đây.

Rửa tay bằng nước ấm để khắc phục tình trạng da tay khô

Bác sĩ Daniela Kroshinsky-giám đốc khoa da liễu nhi khoa và da liễu nội trú ở bệnh viện đa khoa Massachusetts nói rằng mọi người nên rửa tay ít nhất 20 giây với nước và xà phòng.

Trong khoảng thời gian tương ứng với khi bạn hát ca khúc “Chúc mừng sinh nhật” lần thứ 2, bạn phải nhớ rửa sạch toàn bộ lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, kẽ giữa các ngón tay, cổ tay và móng tay.

Bác sĩ cho biết việc sử dụng nước ấm là tốt nhất vì khi dùng nước quá nóng, da tay sẽ trở nên khô và việc rửa tay sẽ không còn tác dụng gì. Lucy Xu – chuyên gia đồng thời là giám đốc một phòng khám da liễu cũng cho rằng rửa tay bằng nước nóng có thể làm trôi lớp dầu tự nhiên của da giúp chống thấm nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, nếu có thể mọi người nên rửa tay bằng nước nóng với xà phòng.

Sử dụng xà phòng giữ ẩm

Vì nhiều loại xà phòng có thể làm bong da và khiến da bị khô và nứt nẻ, bác sỹ Xu khuyên mọi người nên sử dụng xà phóng có đặc tính giữ ẩm cho da.

Ví dụ, bạn nên chọn xà phòng có hàm lượng kem đặc hoặc xà phòng có các thành phần hóa học như glycerin và lanolin. Ngoài ra, bạn cần hạn chếdùng xà phòng dạng bánh.

Renee Rouleau-một chuyên gia chăm sóc da và thẩm mỹ, cũng cho rằng cần hạn chế việc dùng xà phòng bánh vì nó có độ pH cao, sẽ gây khô da tay của bạn. Thay vào đó, hãy chọn xà phòng dạng lỏng vì nó gây ít khô da hơn so với loại kia.

Mọi người cũng cần lưu ý là dù có dùng xà phòng loại nào thì mọi người cũng nên rửa tay một cách từ tốn, nhẹ nhàng, tránh làm động tác quá mạnh gây tổn thương cho da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thoa kem dưỡng ẩm

Nước đọng lại trên da sau khi rửa tay có thể làm khô da tay của bạn. Lý do là nước hoạt động như nam châm, phần nước thừa sẽ hút nước từ những lớp sâu nhất của da tay và bay hơi trong không khí, điều này dẫn đến tình trạng khô da tay. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, bạn hãy thoa một lớp kem sau khi rửa tay.

Chuyên gia da liễu khuyên mọi người nên sử dụng kem hoặc thuốc mỡ thay cho lotion (hay còn gọi là nước dưỡng da). Lotion có hàm lượng nước quá nhiều nên không thể ngăn quá trình thoát hơi nước khỏi da tay.

Kem dưỡng ẩm có tác dụng tốt trong việc chăm sóc da vì chúng:

  • Khôi phục chức năng bảo vệ của lớp biểu bì.
  • Lấp đầy khoảng trống của khoảng trống nhỏ giữa các vảy da.
  • Tăng hàm lượng nước có trong lớp biểu bì.
  • Làm mềm da.
  • Cải thiện vẻ ngoài của da và kết cấu da.

Các thành phần giúp bảo vệ da trong kem dưỡng ẩm bao gồm:

  • Thành phần giữ ẩm: axit lanolin, axit stearic, caprylic/capric triglycerides, dầu khoáng, paraffin, petrolatum, cyclomethicone, dimethicone, squalene.
  • Chất hút ẩm: sodium pyrrolidine, acid carboxylic, lactate, urea, glycerin, mật ong, sorbitol.
  • Chất làm mềm: cyclomethicone, dimethicone, isopropyl myristate, octyl octanoate.

Kem dưỡng ẩm nên được sử dụng sau mỗi lần rửa tay, trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy da tay khô.

Đeo găng tay

Bác sỹ Friedman khuyên mọi người nên ngâm tay trong nước trong vòng 5 phút, sau đó thoa kem dưỡng ẩm và đeo găng tay trong vòng 1-2 giờ để làm tăng hiệu quả của kem dưỡng ẩm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với các trường hợp da tay bị nứt nẻ nặng hơn, bạn nên thoa lớp kem đậm đặc lên da tay và sau đó đeo găng tay làm từ chất liệu cotton qua đêm.

Giống như lớp mặt nạ mặt, găng tay sẽ giữ ẩm cho da tay của bạn trong vòng 6-8 giờ để giúp cho da thẩm thấu các dưỡng chất cần thiết.

Việc đeo găng tay vào những ngày gió lạnh còn có thể ngăn gió tiếp xúc đến da tay và làm da tay trở nên khô.

Dùng kem nẻ

Nếu bạn gặp một số vấn đề về da như eczema, bệnh vẩy nến hoặc khi bạn thấy tình trạng da tay của mình trở nên khô, thô ráp, nứt nẻ do rửa nhiều hơn, hãy lựa chọn một loại kem nẻ như Vaseline và bôi trực tiếp lên vết nứt hay vết loét.

Khi dùng kem nẻ, phần da tay bị tổn thương nói riêng và cả da tay nói chung sẽ trở nên mềm hơn và được bảo vệ một phần, hạn chế tiếp tục lở loét, nứt nẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với vết nứt sâu thường xảy ra ở cạnh ngón tay gây ra bởi móng tay, bạn có thể xem xét sử dụng băng dán vết thương dạng lỏng. Đó sẽ là giải pháp tuyệt vời để làm tăng tốc độ hồi phục vết thương.

Dung dịch rửa tay khô

Theo Kroshinsky, nước rửa tay khô là một lựa chọn hợp lý để hạn chế việc rửa tay nếu da tay bạn quá nứt nẻ, nhưng không phải trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi tay bạn dính đầy vết bẩn. Trong những trường hợp đó, bạn vẫn cần phải rửa tay với nước như bình thường.

Dùng giấy hoặc khăn thấm để lau khô tay.

Để lau khô tay, khăn giấy là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu sử dụng khăn vải, mỗi người trong nhà nên có khăn riêng và được giặt sạch sau mỗi 3 ngày.

Bạn hãy chắc rằng bàn tay khô ráo hoàn toàn, vì vi khuẩn trở nên dễ lây nhiễm, dễ di chuyển hơn trong môi trường ẩm ướt.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đọc một số cách để khắc phục tình trạng da tay khô mà mọi người hay gặp phải. Chúc mọi người luôn giữ được da tay khỏe mạnh, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 đang bùng phát hiện nay!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Healthline

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ZinVi