Nghệ thuật dỗ trẻ sơ sinh khóc không phải cha mẹ nào cũng biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc là một đề tài mà bất cứ cha mẹ trẻ nào cũng quan tâm. Với những người lần đầu làm cha mẹ, vẫn còn lúng túng trong việc chăm sóc bé thì không ít lần vô tình làm cho bé khóc. Vậy dỗ trẻ sơ sinh như thế nào mới là đúng cách và giúp con mau nín khóc?

Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc?

Bé yêu của bạn đã có 40 tuần nằm bên trong tử cung yên tĩnh, ấm áp của mẹ. Ngày bé được chào đời, đột nhiên bé phải bước vào một thế giới mới đầy rộng mở, tươi sáng và đầy âm thanh.

Trẻ sơ sinh dễ bị choáng ngợp bởi các hình ảnh và âm thanh xung quanh

Ngày đầu tiên bé ra đời, các giác quan của bé đã được hoàn thiện. Sự “tấn công” dồn dập của hình ảnh và các âm thanh xung quanh bé sẽ khiến bé bị choáng ngợp và sợ hãi. Vì thế không thể tránh khỏi tình trạng bé khóc ré lên, đây là một phản ứng hết sức tự nhiên.

Những cách dỗ trẻ sơ sinh khóc

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh rất dễ thích nghi. Nhất là khi bé được trải qua những cảm giác như khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Vì thế mẹ có thể đưa bé trở lại với trạng thái êm dịu mà bé thích khi nằm trong bụng mẹ. Từ đó có thể giúp bé thôi khóc. Dưới đây là một vài cách giúp cho bé nín khóc mà bố mẹ có thể thực hiện:

Tiếp xúc nhẹ nhàng với da

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bé có thể cảm nhận được chuyển động hoặc những lần chạm của mẹ vào bụng. Đến tam cá nguyệt thứ ba, bé có thể cảm nhận được sự vuốt ve của mẹ khi đang vuốt ve bụng mình. Vì vậy, bác sĩ khuyên mẹ nên mát xa bụng từ tam cá nguyệt thứ hai trong lúc mẹ đang nghỉ ngơi hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga. Các động tác xoa tròn một cách mềm mại trên bụng có tác dụng rất tốt.

Tiếp xúc da là cách giúp trẻ bớt quấy khóc

Khi bé đã được sinh ra, mẹ hãy thường xuyên ôm ấp và nâng niu bé. Trẻ sơ sinh rất muốn được gần gũi và có sự tiếp xúc với da của bố mẹ. Việc tiếp xúc da được cho là tốt hơn với sự ôm ấp thông thường.

Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng việc cho bé áp sát vào da thịt của mẹ và nghe nhịp tim của mẹ thì sẽ giúp bé cảm thấy giống như đang ở trong bụng mẹ. Điều này sẽ tái tạo lại những chuyển động và hơi ấm mà bé cảm thấy khi nằm trong bụng mẹ. Khi trẻ sơ sinh được ôm ngực trần với mẹ sẽ thở tốt hơn và ít khóc hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mát xa cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc cho trẻ tiếp xúc gần với làn da của bố mẹ, mẹ đừng quên xoa bóp cho trẻ mỗi khi bạn đặt trẻ nằm nghỉ. Mẹ chỉ cần thực hiện những động tác xoa bóp nhẹ nhàng và theo dõi những phản ứng của bé.

Phụ huynh có thể mát-xa cho bé

Mẹ có thể đặt trẻ nằm sấp, vuốt ve vai, lưng, tay cũng như chân của bé trong khoảng 1 phút mỗi lần. Sau đó mẹ đặt bé nằm ngửa và uống nhẹ tay chân của trẻ trong 1 phút. Việc làm này sẽ giúp cải thiện độ săn chắc của cơ bắp và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Mang lại hương vị thân quen cho bé

Trong tam cá nguyệt hai, bé đã bắt đầu nếm nước ối xung quanh mình. Những gì bé nếm được phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Ở thời điểm này, bé đang được “học” những hương vị trước khi chào đời. Vì thế, bé sẽ cảm thấy thoải mái khi được nếm lại những hương vị quen thuộc khi còn nằm trong bụng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bé chào đời, mẹ có thể cho bé cảm nhận lại những mùi vị quen thuộc bằng cách ăn những loại thực phẩm giống như lúc mẹ đang mang thai bé. Lúc này, bé sẽ cảm nhận được những hương vị quen thuộc ấy qua việc bú sữa mẹ.

Tạo những thanh âm nhẹ nhàng

Khi thai nhi được 18 tuần, lúc này bé đã có thể nghe được âm thanh. Ở tuần thứ 36, em bé sẽ có sự tập trung để lắng nghe những âm thanh bên ngoài. Ví dụ như tiếng tim đập của mẹ, tiếng của dạ dày và ruột hay thậm chí là giọng nói của mẹ.

Vì vậy, mẹ đừng quên nói chuyện với bé để bé cảm thấy được những âm thanh quen thuộc. Mẹ có thể hát hoặc trò chuyện với con. Đây chính là một sự xoa dịu đối với bé khi đang quấy khóc.

Âm thanh nhẹ nhàng giúp trẻ dễ chịu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, bé quen với những tiếng ọc ọc của nước ối khi còn ở trong bụng mẹ. Vì thế trẻ sơ sinh có xu hướng được xoa dịu bởi tiếng ồn trắng như quạt, máy hút bụi, tiếng mưa nhẹ hay một bài hát êm dịu. Mẹ nên chú ý đặt mức âm lượng thật vừa phải khi cho bé những âm thanh phát ra từ trong máy. Bé cần được tránh xa những âm thanh lớn, tiếng nói chuyện đinh tai nhức óc hoặc tiếng la hét.

Cho bé cảm nhận mùi hương

Khi bé được 15 tuần tuổi, mũi bé bắt đầu phát triển. Ở tam cá nguyệt ba, bé sẽ ngửi được mùi qua việc ăn uống của mẹ. Các chuyên ra đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có thể nhận biết mẹ bằng mùi của mẹ trong vòng vài giờ sau khi sinh.

Mùi hương của mẹ rất êm dịu cho em bé. Vì vậy mẹ đừng nên dấu đi những mùi hương của mình, hãy để cho bé tiếp xúc với mùi của mẹ. Điều này có thể giúp bé thở tốt hơn và làm bé bình tĩnh hơn.

Nhẹ nhàng với thị giác của bé

Thai nhi sẽ nhắm mắt cho đến tuần thứ 26. Khi bé mở mắt, bé sẽ tập trung ánh nhìn vào nơi có nguồn sáng chiếu vào bụng của mẹ. Cho đến khi bé được sinh ra đời, bé sẽ không thể nhìn thấy được nhiều, vì vậy mẹ có thể tận dụng lúc này để cho bé quen với hình ảnh của chính mình, thông qua lúc cho con bú.

Lúc đó bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nhìn thấy mẹ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng nhìn thấy được những màu sắc tươi sáng. Điều này sẽ làm thu hút sự chú ý của bé và giúp bé đỡ khóc hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết

Các giác quan của trẻ sơ sinh rất mong manh vì bé chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Vì vậy, bé rất dễ quấy khóc khi tiếp nhận những điều mới lạ vì bé cảm thấy sợ hãi. Lúc này mẹ cần chăm sóc bé một cách dịu dàng, cho bé tiếp xúc với những điều quen thuộc như khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Mẹ cũng nên dành thời gian với con nhiều hơn để tạo cho bé một sự an tâm khi tiếp xúc gần với mẹ.

Dịch từ parents.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ