5 Cách điều trị trầm cảm sau sinh mẹ bỉm cần biết để tự vượt qua

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hành trình sinh con mang đến cho chị em phụ nữ rất nhiều trải nghiệm mới lạ. Tâm sinh lý chị em sau sinh có sự thay đổi không nhỏ sau quá trình sinh nở, có thể trở nên trầm cảm. Bài viết xin được gợi ý 5 cách điều trị trầm cảm sau sinh cho chị em nhé!

Những thay đổi tâm lý trong thai kỳ

Hiện tượng trầm cảm sau sinh

Trải qua hành trình “vượt cạn”, cơ thể và tinh thần chị em có nhiều biến đổi rõ rệt. Theo một nghiên cứu, có khoảng 15% chị em trong 3 tháng đầu, 15 - 25% trong năm đầu tiên sau sinh bị trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng tinh thần bị áp lực và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Chị em mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ mình là người mẹ xấu và nơm nớp lo sợ con mình sẽ bị hại.

Dấu hiệu nhận biết chị em bị trầm cảm sau sinh

Cảm xúc không ổn định

Bồn chồn, lo lắng, vui buồn bất chợt là những biểu hiệu đầu tiên của hiện tượng này. Chị em sẽ dễ rơi vào cảm giác trống rỗng, lạc lõng. Đôi khi chị em cảm thấy sợ hãi vô cớ, thậm chí khóc không vì lí do gì một cách thường xuyên.

Trầm cảm sau sinh có dấu hiệu rõ nhất là suy nghĩ hoang tưởng buộc tội. Người mẹ sẽ luôn lo sợ con mình bị hại. Hoặc chính mình làm hại con, hoặc cả mẹ lẫn con bị làm hại bởi ai đó.

Không kiểm soát được hành vi

Chị em bị trầm cảm sau sinh hay cáu giận, nhăn nó và hay dùng bạo lực để xử lý vấn đề. Độ tập trung, khả năng ghi nhớ chi tiết cũng giảm hẳn. Những sở thích trước đây sẽ hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, bạn sẽ thấy chị em rất khó khăn khi tiếp xúc với những người thân trong gia đình.

Ăn ngủ bất thường

Chăm con rất mệt mỏi nên các mẹ bỉm luôn “thèm” được ngủ. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm sau sinh, chị em sẽ có giấc ngủ rất khác. Hoặc là ngủ quá nhiều, hoặc là không ngủ được ngay khi bé đã say giấc. Chị em cũng không thiết tha ăn uống nên cơ thể suy nhược. Từ đó dẫn đến những cơn đau dạ dày, đau cơ, nhức đầu liên miên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trầm cảm sau sinh dẫn đến hậu quả gì?

Trầm cảm sau sinh không có diễn biến nhất định. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, hiện tượng này có thể diễn biến trở nên nhẹ hoặc nặng hơn. Trầm cảm sau sinh có thể diễn ra trong thời gian ngắn, thoáng qua hoặc kéo dài.

Suy nhược cả tinh thần lẫn cơ thể

Trầm cảm sau sinh khiến chị em phụ nữ bị suy nhược thần kinh dẫn đến suy nhược cơ thể. Sụt cân, suy dinh dưỡng, tâm lý sinh hoang tưởng. Chị em không kiểm soát được hành vi của mình nên dẫn đến nhiều hành động nguy hiểm. 41.2% chị em mắc bệnh trầm cảm sau sinh có ý định tự tử.

Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

Khi phụ nữ không ổn định về tinh thần, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của một người vợ, người mẹ. Vợ không thể chăm sóc chu đáo cho chồng, không tìm được tiếng nói chung. Người chồng cảm thấy không được chia sẻ, quan tâm. Mẹ không đảm bảo an toàn cho con. Con sẽ không khỏe mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giai đoạn đầu đời quan trọng.

Nếu không được phát hiện sớm, người mẹ có thể có hành vi làm hại bản thân hoặc người khác như tự sát, giết con...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 cách điều trị trầm cảm sau sinh

Tham vấn tâm lý

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất. Chị em điều trị trầm cảm sau sinh sẽ được trò chuyện riêng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Những chuyên gia này thường là chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên y tế cộng đồng, …

Thông qua tham vấn tâm lý, chuyên gia sẽ giúp chị em nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình.

Cho con bú thường xuyên hơn

Một cách điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả là tăng sự tiếp xúc mẹ và bé. Cho con bú thường xuyên hơn là cách đơn giản nhất. Trong quá trình cho bé bú, mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và bé sẽ được cải thiện. Tranh thủ ngủ đều đặn cũng khiến tâm lý mẹ cũng ổn định hơn nhiều.

Dùng thuốc

Nhiều chị em nôn nóng mau điều trị trầm cảm sau sinh nên đã dùng thuốc. Những loại thuốc này sẽ tác động lên não để điều chỉnh tâm trạng cho bình ổn. Thông thường, sau 1 - 3 tuần, chị em sẽ cải thiện được cảm thấy đỡ hơn. Sau 6 - 8 tuần, phần lớn các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý, chị em nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thư giãn và dành thời gian cho bản thân

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ cải thiện tâm lý chị em rất tốt. Vận động khiến chị em tỉnh táo hơn, điều hòa nhịp thở và tinh thần sẽ hứng khởi hơn. Song song đó, dành thời gian cho bản thân cũng là điều chị em đừng nên bỏ qua. Khi được làm điều mình thích, bản thân sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ.

Hỗ trợ từ người thân

Đừng xem người trầm cảm sau sinh là một người bệnh! Trong giai đoạn này, họ cần được người thân xung quanh quan tâm rất nhiều. Hãy đối xử với họ như một người bình thường, dần dần tâm lý họ sẽ ổn định. Đừng để họ cô độc một mình nhé! Họ sẽ khó vượt qua trầm cảm lắm!

Chúc mỗi gia đình sẽ tìm được cách điều trị trầm cảm sau sinh phù hợp cho mỗi người mẹ, người vợ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le