Cách điều trị nghén nặng giúp chị em mang bầu sướng như tiên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị nghén nặng là điều hầu hết mẹ bầu nào cũng quan tâm. Bởi nó là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai. Dưới đây là các loại thực phẩm, thuốc giảm nghén, chống nôn và lưu ý đã được chứng minh là an toàn với phụ nữ có thai để cảm thấy dễ chịu hơn.

Những dấu hiệu và triệu chứng khi ốm nghén nặng

Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 trong thai kì và kéo dài đến 16 tuần hoặc hơn. Hầu hết phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng có triệu chứng nôn mửa thường xuyên trong ngày.

Những triệu chứng khác gồm nôn mửa dữ dội, sút cân, tiểu ít, đau đầu, lơ mơ, ngất xỉu và vàng da; tình trạng mất nước được biểu hiện qua: nồng độ chất xeton trong nước tiểu, tăng nhịp tim và hạ huyết áp.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách điều trị nghén nặng tốt nhất.

Vì sao mang bầu thường bị nghén?

Có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn và nôn ở phụ nữ có thai, liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. 90% phụ nữ có thai sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn trong những tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Đó là tình trạng nghén ở phụ nữ có thai. Nghén nặng buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người nôn nao, khó chịu. Cảm giác này sẽ giảm dần từ sau tuần 12 của thai kỳ. Rất ít trường hợp phụ nữ có thai bị nghén ở những tháng tiếp theo.

Nôn và buồn nôn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu tình trạng nghén nặng buồn nôn diễn ra thường xuyên, trong một thời gian dài có thể khiến thai phụ chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể

Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, hạn chế khả năng làm việc, sinh hoạt hàng ngày của thai phụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị nghén nặng bà bầu cần biết

Sử dụng thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn là chìa khóa để điều trị thành công chứng nghén nặng. Nhiều nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả còn thiếu, nhưng vẫn có nhiều kinh nghiệm sử dụng các thuốc này trong thai kỳ.

Có những tác dụng phụ khác nhau giữa các loại thuốc vì vậy nên xem xét trước khi lựa chọn một thuốc nào đó. Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng trong thai kỳ với liều chuẩn để điều trị buồn nôn và nôn mửa:

  • Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine
  • Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: prochlorperazine và chlorpromazine
  • Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone
  • Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron

Bổ sung dịch truyền

Những dịch truyền có thể lựa chọn gồm natri clorid 0,9% và dung dịch tiêm Hartmann (sodium lactate). Tuy nhiên cần có khuyến cáo sử dụng của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung acid folic

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu được khuyến cáo nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày.

Ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic như: ngũ cốc, bánh mì, rau súp lơ...

Bổ sung vitamin B1 (thiamine)

Thiamine được chỉ định cho những phụ nữ bị buồn nôn hoặc nôn liên tục. Có thể bổ sung thiamine dưới dạng uống, khoảng 25 - 50mg thiamine 2 - 3 lần/ngày. Nếu bệnh nhân không hấp thụ được thiamine đường uống thì có thể truyền tĩnh mạch.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Món ăn dành cho bà bầu bị nghén nặng

Bên cạnh dùng thuốc điều trị nghén nặng, mẹ bầu cần bổ sung những món ăn sau:

Canh sấu

Chuẩn bị: 5 quả (50g) sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, bột gia vị vừa đủ.

  • Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi xào chín, cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ.
  • Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng.
  • Khi sườn lợn đã nhừ, cho bí xanh vào đun sôi lại là được.

Trước khi ăn nên dầm nát sấu, ăn ngày 2 lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Bà bầu bị nghén nặng cần ăn liền 3 ngày.

Canh chua me

Chuẩn bị: 1 khúc khoảng 300g cá trắm cỏ, quả me, cà chua, 100g rau cải trắng, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ.

  • Cá rửa sạch, bổ đôi, ướp gia vị trong 20 phút.
  • Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ.
  • Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại thêm bột ngọt là được.

Ăn lúc đói, ngày 1 lần, ăn liền trong 3 - 5 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Me, sấu ngâm gừng

Chuẩn bị: 200g quả me, 200g quả sấu, 10g gừng, 30g đường trắng.

  • Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng.
  • Gừng cạo sạch, giã nhỏ, trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều đến khi đường tan hết là được.

Cháo ý dĩ

Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 20g đường đỏ.

Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, cháo sôi lại là được.

Ăn nóng, ngày 2 lần lúc đói. Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tục 3 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý khi điều trị nghén nặng trong thai kỳ

  • Khi mang thai, chị em cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các loại đậu, sữa
  • Nên kiêng các chất cay, nóng, rượu, cà phê, mỡ động vật, các món quay rán, thức ăn có nhiều gia vị dễ gây nôn
  • Cần nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái về tinh thần, tránh lo sợ, buồn bực
  • Nếu bị nôn quá nhiều khiến cơ thể gầy sút, mất nước và rối loạn điện giải... cần phải đến bệnh viện để được điều trị

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hieu