Cách dạy trẻ không tập trung với 5 bước hiệu quả ba mẹ nên áp dụng ngay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy trẻ không tập trung là ba mẹ cần hết sức kiên trì, nhẫn nại để áp dụng 5 bước cơ bản này vào quá trình học tập hàng ngày của con.

Trẻ mất tập trung khi học - Nỗi lo lắng của không ít cha mẹ 

Trên các diễn đàn cha mẹ, không ít người than thở rằng ngoài việc học mất tập trung thì con phát triển bình thường và rất hoạt bát. Khi ngồi ở bàn trẻ thường ngồi không ở bàn học mà chẳng làm gì, làm bài chậm, giảng mãi con không hiểu. Không những vậy trẻ chỉ thích ngồi nghịch lung tung, không vội mở sách vở ra, giảng bài xong có thể làm được bài tương tự nhưng lát sau quên mất luôn.

Tình trạng này làm đau đầu các ông bố bà mẹ bởi nó sẽ tác động tới việc học tập về lâu về dài của trẻ, đặc biệt là khi con lên các cấp học cao hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và áp lực với việc học hơn.

Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ nên tập trung vào vào chế độ dinh dưỡng cũng như phương pháp dạy học cho trẻ.

 

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho con 

Nếu trẻ có biểu hiện mất tập trung thì việc đầu tiên ba mẹ nên làm là xem xét lại chế độ dinh dưỡng của con. Trong đó cần thiết nhất là cần bổ sung omega 3 cho con để hỗ trợ cho trí não. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nhiều khi trẻ muốn tập trung mà cũng không tập trung được là do bản thân trí não không được “khoẻ”. Cũng như khi mình ốm mệt thì có muốn cũng không làm việc hiệu quả được.

Do vậy, nếu cung cấp Omega 3 vừa đủ, không quá 3 gram/ngày, não bộ của trẻ sẽ phát triển toàn diện, tăng trí nhớ và khả năng tư duy. Đồng thời cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và đa dạng nữa ba mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay đổi phương pháp dạy con học giúp trẻ tập trung hơn

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 3-8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Thế nên với trẻ em, không duy trì tập trung được lâu và trẻ mất tập trung là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ba mẹ có thể nương theo độ tuổi, tính cách của bé để áp dụng các phương pháp sau, giúp hỗ trợ trẻ trong việc nâng cao khả năng tập trung khi học.

1. Hãy để con có chỗ để chân vững chãi khi học - Cách dạy trẻ không tập trung

Khi con của chúng ta từ 4-9 tuổi , ngồi vẽ học đàn hay học bất kì môn học nào, thì lúc con ngồi hai chân chưa thể chạm xuống đất từ trên ghế.

Đã có nhiều nghiên cứu tâm lí cho thấy nếu đôi chân được đặt vững chãi trên một nền tảng vững thì thân thể thoải mái, dẫn đến trí tuệ thông suốt và có khả năng tập trung cao độ. Một gợi ý từ các chuyên gia giáo dục là hãy làm cho đôi chân của con được đạt trên một bàn đế vững chãi: một chiết ghế gỗ nhỏ vừa tầm, chắc chắn, không khập khiễng để bé đặt chân lên trong khi ngồi học.

Có như vậy bàn chân trẻ sẽ có điểm tựa, tâm trí con cũng không bị mất tập trung nhiều. Hãy thử kê cho con một chiếc ghế nhỏ để con đặt chân khi ngồi học. Hiệu quả sẽ vô cùng lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Kèm cặp và kiên trì giảng giải bài cho con 

Việc học 1 việc gì đó với trẻ hay mất tập trung là rất khó nên một việc ba mẹ cần phả ihướng dẫn con làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần trong nhiều tháng con mới thành nếp được hoặc mới nhớ được việc đó. Chính vì vậy mà nếu con mất tập trung thì phụ huynh phải xác định rằng con chỉ nhớ được 50% kiến thức trên lớp so với các bạn đã là mừng rồi. Hiểu được điều này thì ba mẹ cần bình tĩnh và hết sức kiên nhẫn khi giảng bài cho con.

3. Đọc sách cho con nghe - Cách dạy trẻ không tập trung

Hầu hết trẻ mất tập trung sẽ không thích sách bởi đây là hoạt động tĩnh. Ban đầu ba mẹ có thể đừng bắt trẻ ngồi yên đọc vội, thay vào đó hãy kể chuyện và mô phỏng lại nhân vật cho con thấy thú vị hơn.

Khi trẻ đã chịu ngồi nghe kể chuyện thì mới bắt đầu đọc cho con một vài trang sách có tranh. Đọc xong 2-3 trang sách ba mẹ có thể hỏi chuyện gì xảy ra, có ai trong truyện, rồi lật lại từng trang sách để hỏi con về tất cả những gì trong mấy trang đó như cái gì đây, bạn gì đây, ai đây, cỏ đâu, hoa đâu, con thấy gì?

Mỗi ngày một trang, dần dần nâng số trang lên cho đến khi trẻ có thể tập trung ngồi nghe được hết cả một câu chuyện.

4. Rèn con ngồi bàn - Cách dạy trẻ không tập trung

Việc này cần và hết sức cần để giúp cải thiện khả năng tập trung khi học cho trẻ. Nhưng nguyên tắc quan trọng là phải tập từ ít đến nhiều, xen kẽ giữa hoạt động tĩnh và động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ Liên, một bà mẹ có 2 cậu con trai mất tập trung ngay từ nhỏ đã chia sẻ kinh nghiệm như sau:

"Mình tập cho bạn ấy ngồi 5 phút rồi tăng dần thành 10. Cu cậu khó chịu ra mặt, mình bắt đầu cho tập ngồi bàn lúc 3.5 tuổi. Ngồi chả phải để học mà có khi 2 mẹ con chơi ô tô, vẽ, tô màu hoặc chơi ghép hình, lúc thì lại xâu hạt, lúc thì cùng chơi với siêu nhân.

Việc ngồi bàn cũng mất 3 tháng sau thì bắt đầu có việc đọc sách, làm 2 trang rèn luyện Iq, tô màu, tìm điểm giống và khác trong bức tranh. Nói chung là cứ 10-15 phút đổi hoạt động. Sau 3 năm rèn luyện thì con nhà em có thể ngồi được 90 phút và giờ con 8 tuổi con có thể ngồi học liên tục 2h với 3-4 môn học khác nhau trong 2h đó. Sức tập trung hơn hẳn.

Thường ngồi bàn 2 mẹ con là chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao mới làm được. Hoạt động ngồi bàn và chơi game đan xen trong 1 buổi tối. Mới đầu 5 phút ngồi bàn 5 phút game vận động, sau đó 10 phút ngồi bàn 7 phút game vận động, sau đó 15 phút ngồi bàn 10 phút vận động, sau đó 20 phút ngồi bàn 7 phút vận động, 30 phút ngồi bàn 5 phút vận động. Mức độ đan xen là do cảm nhận của các mẹ với bé chứ ko có 1 công thức nào cho mọi bé".

5. Khuyến khích bé chơi thể thao 

Các bé hay mất tập trung có nhu cầu chơi nhiều hơn trẻ bình thường, khả năng kiểm soát cảm xúc kém hơn hẳn nếu bé không được vận động đủ nhu cầu. Biểu hiện là các bé sẽ cáu bẳn, hay gây sự, hay khóc, luôn bực tức và hậm hực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó trẻ phải được chơi tự do ngoài trời khoảng 90 – 120 phút một ngày là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ giảm việc nghịch ngợm, giải phóng năng lượng. Khi năng lượng dư thừa đã được sử dụng thì trẻ sẽ trở nên "tĩnh hơn" mỗi khi ngồi vào bàn học bài.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương