Sau 12 tháng tuổi, trẻ sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hiểu được cách dạy trẻ 12 tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ bé hoàn thiện tính cách tốt nhất.
Trẻ 12 tháng tuổi có gì đặc biệt?
1. Thể chất có sự thay đổi lớn
Sau 12 tháng chào đời, thông thường trẻ 12 tháng tuổi nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Lúc này bé đang chập chững tập đi những bước đầu đời.
Vì hoạt động dần nhiều lên, bé yêu cầu một chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo năng lượng hoạt động. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé chưa mọc đủ răng hàng, chưa nhai cơm tốt. Do đó, phần lớn trẻ 12 tháng tuổi thường có xu hướng ăn ít lại, tốc độ phát triển cân nặng bị chững lại, thậm chí bị suy dinh dưỡng.
2. Sự phát triển trí não
Khả năng nhận thức của trẻ 12 tháng tuổi có sự vượt bậc. Trẻ không còn bị động, tiếp nhận đơn thuần những hành động của bố mẹ mà đã có sự thay đổi. Khi thay quần áo, lấy đồ vật nào đó… trẻ có những hoạt động phối hợp với bố mẹ nhiều hơn. Thậm chí, nhiều trẻ còn đáp lại yêu cầu của mẹ như “Nắm tay mẹ nào” hay chỉ vị trí đồ đạc khi được hỏi đến.
3. Thay đổi trong tâm lý
Trẻ bắt đầu hành động theo suy nghĩ. Mức độ nhận diện, phân biệt của bé cũng tăng lên. Trẻ dần nhận diện người lạ, người quen, bắt chước hành động của người lớn hoặc tìm hiểu về những vật xung quanh, …
Cảm xúc ở trẻ 12 tháng cũng có sự thay đổi. Òa khóc khi thấy người lạ, cười vui khi được gần gũi bố mẹ, nhăn nhó khi ăn phải thức ăn mình không thích… Biểu hiệu “cái tôi” của trẻ dần dần được định hình qua từng ngày.
4. Tăng khả năng giao tiếp
Trẻ có thể giao tiếp với môi trường xung quanh thông qua nhiều cách như ánh mắt, nụ cười, tay chân hoặc thậm chí có bé còn bi bô tập nói. Khi bố mẹ nói điều gì, trẻ có xu hướng lặp lại thật giống. Khi nghe một giai điệu bài hát, trẻ cũng lắc lư, ngân nga theo.
Cách dạy trẻ 12 tháng tuổi để con phát triển toàn diện
1. Thường xuyên nói chuyện với con
Ngay cả khi chưa biết nói, trẻ đã cảm nhận được ngôn ngữ. Tiếp xúc với ngôn ngữ không quan trọng bằng số lượng từ mà trẻ tiếp nhận được. Nghĩa là, qua việc thường xuyên trò chuyện với trẻ, bố mẹ đã “làm giàu” cho vốn từ của con mình.
Thời gian đầu có thể mẹ không quen với việc giống như “trò chuyện một mình”. Sau vài tuần, mẹ sẽ quen dần và cảm thấy đây thực sự là một trải nghiệm thú vị.
2. Chủ động trò chuyện nhiều với trẻ
Để giúp trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh con. Bố mẹ hãy tạo hoạt động cho con kèm ngôn ngữ với bé. Thông qua khẩu hình, cử chỉ của mẹ, trẻ sẽ học và hiểu được những khái niệm đơn giản nhất.
Song song đó, khi trẻ đã có thể hiểu và nói được, bố mẹ nên thường xuyên kể chuyện, đưa ra những câu hỏi, tập trẻ hát… Tăng cơ hội cho bé tiếp xúc với ngôn ngữ, tạo môi trường cho bé tự do vận động… sẽ khiến trẻ phát triển tốt hơn.
3. Hãy để trẻ nói chuyện một mình
Có vẻ hơi ngược với cách ở trên nhưng đây cũng là một cách dạy trẻ 12 tháng tuổi. Tập cho con thói quen nói chuyện một mình sẽ nâng cao khả năng phát ngôn của trẻ.
Trẻ sẽ biết cách sử dụng từ tốt hơn, nói chuyện suôn sẻ hơn rất nhiều. Không chỉ làm chủ được ngôn ngữ của bản thân, trẻ còn có thể tạo nền tảng cho sự phát triển năng lực cá nhân trong tương lai.
4. Rèn luyện tính cách
“Vạn sự khởi đầu nan”, 12 tháng tuổi là thời điểm tập tành làm quen mọi thứ nên không tránh khỏi khó khăn. Khi nói chưa rõ, đi chưa vững, trẻ sẽ rất dễ chán nản. Bố mẹ đừng vội nôn nóng mà hãy kiên nhẫn bên cạnh động viên để trẻ nỗ lực hơn. Còn khi trẻ làm tốt điều gì, bố mẹ đừng quên cổ vũ khen ngợi bé nhé.
Tuy nhiên, được khen nhiều quá sẽ khiến trẻ sinh ỷ lại. Bố mẹ nên tiết chế và nhắc nhở giới hạn để trẻ khiêm nhường hơn, đừng quá nuông chiều theo ý muốn của trẻ.
Đồng hành cùng con, bố mẹ sẽ thấy cách dạy trẻ 12 tháng tuổi thực sự mang đến nhiều điều thú vị. Chúc bố mẹ sẽ trở thành những nghệ sĩ trong nghệ thuật dạy con nhé!
Chúc mừng sinh nhật đầu tiên của bé nhà mình!
Xem thêm:
- Các hoạt động siêu hiệu quả cho phát triển của bé 0-12 tháng tuổi
- Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đến 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng
- Cẩm nang phát triển bé 12 tháng tuổi