Cách dạy con ương bướng của người Nhật không cần đòn roi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong quá trình phát triển, sẽ có lúc phụ huynh phải đối mặt với sự bướng bỉnh, khó bảo của trẻ. Nếu phản ứng không phù hợp có thể khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực. Một số cách dạy con ương bướng của người Nhật sau đây có thể sẽ giúp bố mẹ nhàng hơn khi nuôi dạy con.

Tại sao trẻ lại ương bướng và không nghe lời?

Trẻ ở độ tuổi lên 2, lên 3, bé đã bắt đầu biết "chống đối" lại một số yêu cầu của cha mẹ. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các trẻ. Đây là giai đoạn phát triển cần thiết của trẻ chứ không phải là con hư hay con hay thích cãi.

Ngoài ra, thái độ hay chống đối hoặc phản kháng của trẻ là minh chứng cho sự phát triển não bộ của bé. Khi này, bé nhận thức được mọi thứ xung quanh mình, bắt đầu đưa ra những suy nghĩ cũng như đánh giá của riêng mình. Đôi khi bé đơn giản chỉ nói ra suy nghĩ của riêng mình nhưng với bố mẹ, đó là hành động phản kháng.

Bố mẹ cần làm gì khi con ương bướng?

Kiên nhẫn

Kiên nhẫn là điều vô cùng cần thiết đối với các bậc phụ huynh. Bố mẹ nên rèn luyện tính kiên nhẫn để có thể lắng nghe con và hướng dẫn con đúng đắn.

Bình tĩnh

Bố mẹ hãy nghĩ rằng đây là giai đoạn phát triển cần thiết của trẻ chứ không phải là con hư hay con hay thích cãi... để có thể kiên nhẫn và bình tĩnh giúp con qua giai đoạn này.

Lắng nghe

Bố mẹ không nên chỉ nghe trẻ một cách hời hợt và lơ là. Hãy xem trẻ như một người trưởng thành và trò chuyện thật nghiêm túc.

Khi lắng nghe trẻ nghiêm túc và thành tâm, bố mẹ sẽ hiểu được con hơn. Từ đó, các bậc phụ huynh có thể dạy dỗ trẻ dễ dàng hơn.

Cách dạy con ương bướng của người Nhật

Có nhiều phương pháp dạy con rất hay trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp dạy con ương bướng của người Nhật luôn được nhiều bố mẹ quan tâm. Bởi không đâu như tại Nhật, trẻ biết cư xử chuẩn mực ngay từ lúc bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy con ương bướng của người Nhật bao gồm việc "mắng con" và "giải thích", "thuyết phục" con.

Mắng con

Hãy mắng con nếu con làm bị thương chính mình hoặc người khác.

Tuy nhiên, bố mẹ hãy chọn một không gian khác để mắng trẻ. Phụ huynh Nhật Bản thường cố gắng đợi đến khoảnh khắc riêng tư mới thảo luận, la mắng trẻ. Những cuộc trao đổi yên lặng diễn ra khi bố mẹ dừng ở các cột trụ tại ga tàu, rìa công viên hay khi trẻ vừa bước vào ôtô riêng. Bên cạnh giữ thể hiện cho trẻ, dạy con chốn riêng tư cũng là cách phụ huynh giữ thể diện cho mình.

Khi la mắng, bố mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt bé. Mẹ hãy nói chậm và chắc rằng việc con vừa làm là không đúng. Khi bé làm mình hay người khác bị thương thì mẹ cần mắng nghiêm khắc để bé biết đó là hành động sai. Không có bất kỳ lý do nào để giải thích cho việc này. Nếu mẹ chỉ giải thích nhẹ nhàng qua loa trong trường hợp này rất có thể bé sẽ lặp đi lặp lại. Dần dần nó sẽ hình thành xu hướng bạo lực của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bình thường mẹ hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn với bé. Khi bé mắc lỗi như trên, mẹ mắng một cách nghiêm khắc. Bé sẽ nhận ra sự khác biệt so với bình thường. Khi đó, bé sẽ sợ. Nhưng nếu lúc nào mẹ cũng mắng thì bé quen và không sợ nữa. Từ đó dẫn tới tình trạng bé cứ nghịch ngợm và mẹ cứ quát mắng. Bé không biết được mình sai ở đâu trong khi mẹ thì stress.

Trừ hai trường hợp làm bị thương chính mình hoặc người khác trên, thì mẹ hãy giải thích nhẹ nhàng và kiên nhẫn thuyết phục trẻ.

Giải thích

Nếu bé không chịu đi giày khi ra ngoài, thay vì mắng và bắt bé phải đi giày mẹ hãy giải thích. Mẹ có thể nói là nếu không đi giày thì chân sẽ đau. Khi cần thiết mẹ lấy cả mấy viên sỏi nhỏ, cho bé dẫm lên đó để tự bé cảm nhận. Bé sẽ biết rằng mình sẽ bị đau nếu không đi giày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nhận ra được điều này, bé sẽ không ương bướng cãi lời mẹ nữa.

Thuyết phục

Cách thuyết phục trẻ làm theo ý mình hay nhất chính là... làm gương. Bố mẹ chính là tấm gương để trẻ soi chiếu và thể hiện hành vi.

Thay vì bắt con phải làm những việc này, việc kia, mẹ hãy cho con thực hiện một cách tự nhiên và tự nguyện. Chính bố mẹ, ông bà, người trong gia đình cũng thực hiện những điều đó. Bé sẽ học theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng bố mẹ đã biết thế nào để dạy con ương bướng theo cách của người Nhật. Sự thấu hiểu và nghiêm khắc đúng lúc chính là chìa khóa giúp con lớn khôn, ngoan ngoãn.

Xem thêm:

Bí quyết dạy con tự tin là nhờ sự tâm lý từ ba mẹ

Phương pháp dạy con ngoan, kỷ luật kiểu Nhật áp dụng với bé 0-12 tháng tuổi

Bí quyết dạy con theo cá tính của con, tránh để bé ức chế, phản kháng

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Momaya