Không ít ông bố bà mẹ hiện nay đang phải đau đầu tìm cách dạy bé 2 tuổi chậm nói, ngại giao tiếp với mọi người mà không biết chính họ đã góp phần gây nên tình trạng này ở trẻ.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Đa số trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời. Sau một khoảng thời gian, trẻ có thể dần hoàn thiện kỹ năng nói của mình. Bố mẹ trước hết cần nắm được các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Sau đó, hãy áp dụng những biện pháp phù hợp để cải thiện khả năng giao tiếp cho con.
Sai lầm trong việc dạy bé 2 tuổi chậm nói khiến trẻ trì hoãn kỹ năng giao tiếp
1. Cho trẻ tiếp xúc với tivi, ipad, điện thoại quá sớm
Ngày nay, cha mẹ thường cho bé sử dụng ipad hoặc điện thoại rất sớm. Lý do là trẻ sẽ không nghịch phá và chịu ăn cơm hoặc ngồi yên để bố mẹ làm việc. Đây là sai lầm mà rất nhiều phụ huynh Việt hiện nay mắc phải. Khi trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, xem tivi, trẻ chỉ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều. Dần dà, trẻ càng lười giao tiếp với cha mẹ.
2. Phản ứng quá nhanh với những yêu cầu của trẻ
Việc bạn phản ứng quá nhanh sẽ lấy đi cơ hội trẻ được nói. Thay vì để trẻ nói ra điều trẻ muốn, người lớn thường hành động ngay khi trẻ ra hiệu. Bé sẽ không hiểu sự cần thiết của việc dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.
3. Không sửa lỗi phát âm sai của con
Người lớn thường nhại lại thích thú, khiến trẻ không nhận ra được cái sai của mình. Để tạo thói quen phát âm đúng ở trẻ, cha mẹ nên chịu khó sửa lại cách phát âm mỗi lần trẻ nói sai. Đây cũng là cách dạy bé 2 tuổi chậm nói hiệu quả, giúp trẻ tránh các lỗi phát âm sau này.
4. Môi trường ngôn ngữ phức tạp
Hiện nay, có rất nhiều gia đình mà ông, bà, bố, mẹ, người giúp việc nói với nhau bằng những tiếng địa phương khác nhau. Chính môi trường ngôn ngữ phức tạp này khiến trẻ bị “rối” khi học nói. Hệ quả là trẻ học nói chậm hơn so với các bạn cùng tuổi.
Cách dạy bé 2 tuổi chậm nói khiến trẻ chịu giao tiếp
Cha mẹ nên thật kiên nhẫn trong quá trình dạy bé 2 tuổi chậm nói. Không nên la mắng, thúc ép trẻ mà hãy tạo môi trường thoải mái. Bố mẹ cũng đừng quên khen ngợi khi thấy trẻ chịu nói chuyện và giao tiếp nhé.
1. Cách dạy bé 2 tuổi chậm nói là hãy diễn tả thành lời những việc bạn làm
Cha mẹ nên dành thật nhiều thời gian, tận dụng mọi cơ hội nói chuyện với trẻ. Giải thích cho bé bạn đang làm gì trong các hoạt động thường nhật, ví dụ trong giờ đi tắm. Điều này sẽ giúp con mở rộng vốn từ, biết liên kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống.
2. Cùng con đọc sách
Sách là nguồn tài liệu vô cùng phong phú để cha mẹ có thể áp dụng vào việc dạy bé 2 tuổi chậm nói. Bạn hãy chọn những cuốn sách khổ to với hình ảnh đầy màu sắc. Hoặc bạn có thể chọn cho con những vần thơ có vần điệu, vui tươi. Nhờ vậy, trẻ làm quen với các từ mới, những vần điệu mới. Từ đó, dần dần bé sẽ hiểu rõ hơn cách sử dụng từ. Vì thế hãy tạo thói quen đọc sách cho con hàng ngày bạn nhé.
3. Cho con khám phá môi trường xung quanh
Con ắt hẳn sẽ học được nhiều từ vựng mới khi được cho cha mẹ dẫn ra ngoài chơi đấy! Thông qua những buổi đi chơi như vậy, cha mẹ có thể cùng con khám phá thế giới bên ngoài. Bạn có thể vừa đi vừa chỉ cho con sự vật, sự việc rồi trò chuyện cùng con. Lâu dần, con sẽ có vốn từ phong phú và thoải mái hơn khi giao tiếp.
4. Luôn khen ngợi bé khi bé nói được từ mới
Dù bạn áp dụng bất kỳ cách dạy bé 2 tuổi chậm nói nào, hãy luôn dành cho bé nhiều lời khen, khích lệ. Khi bé cố gắng nói điều gì đó nhưng bị “bí” từ, bạn có thể sử dụng những từ đơn giản, dễ hiểu để bé bắt chước theo. Bạn cũng có thể nghĩ ra phần thưởng nho nhỏ để khích lệ tinh thần của trẻ.
Nếu đã thực hiện rất tốt những cách dạy bé 2 tuổi chậm nói như trên, mà tình trạng ngôn ngữ của bé sau một thời gian vẫn không được cải thiện nhiều? Bạn nên đưa bé đến trung tâm hỗ trợ tâm lý để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
Xem thêm
- Trẻ chậm nói – Phương pháp điều trị hiệu quả ngay tại nhà
- Trẻ chậm nói vì chơi điện thoại quá nhiều!
- Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không?