Cách chữa sâu răng cho trẻ như thế nào để hiệu quả nhất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng ở trẻ em luôn là vấn đề được mọi cha mẹ quan tâm. Bé bị sâu răng nếu không được xử lý, ngăn chặn kịp thời có thể tác động tiêu cực đến việc mọc răng vĩnh viễn. Để chủ động bảo vệ hàm răng của trẻ trước sự tấn công của sâu răng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách chữa sâu răng tốt nhất cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng

Tình trạng sâu răng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, sôcôla, kem và các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước trái cây, nước ngọt, sữa…  nên chúng rất dễ bị sâu răng. Răng của những đứa trẻ thường xuyên "hấp thụ" đồ ngọt sẽ bị đường và các phẩm màu có trong thực phẩm bao bọc lại, làm gia tăng nguy cơ tổn thương men răng, dẫn đến nhiễm trùng và sâu răng.

Thói quen bú bình vào ban đêm

Nhiều em bé vẫn chưa bỏ được thói quen “bú sữa đêm” và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em. Cho trẻ ngậm bình sữa trước khi đi ngủ sẽ làm chất đường lên men acid, tấn công làm hư hại men răng, vì trong lúc ngủ, chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó các chất lỏng có đường từ trong sữa sẽ đọng lại trên răng của bé làm hư răng nhanh chóng.

Thiếu fluoride

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước, có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có bổ sung fluoride, dùng kem đánh răng không chứa fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.

Vệ sinh răng không sạch

Trẻ nhỏ chưa biết được lợi ích của việc giữ răng miệng sạch sẽ, cũng như nhiều bậc phụ huynh chủ quan khi vệ sinh răng cho trẻ nhỏ, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng tích tụ sẵn trong miệng. Khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột trong một thời gian, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo thành axit ăn mòn men răng gây sâu răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do tình trạng sức khoẻ 

Một số tình trạng sức khỏe có thể tác động và làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ. Trong trường hợp mắc bệnh dị ứng mãn tính, trẻ sẽ bị khô miệng do thường xuyên phải thở bằng miệng. Tình trạng khô miệng nếu xảy ra lâu ngày có thể khiến trẻ bị sâu răng.

Sâu răng ở trẻ gây ra những tác hại nào?

Một số tác hại có thể xảy ra khi trẻ bị sâu răng. Bao gồm:

  • Khi bị sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn uống ngay cả khi uống nước gây ra hiện tượng chán ăn, sụt cân. Nặng hơn, tình trạng sâu răng ở trẻ em có thể tác động đến tuỷ, khiến tủy răng của trẻ bị tổn thương. Khi không có biện pháp điều trị tủy răng phù hợp và kịp thời, chứng viêm tủy sẽ xảy ra. trẻ có thể bị áp xe răng (mủ trong răng) và hoại tử tủy.
  • Trẻ bị sâu răng sẽ có nguy cơ cao bị viêm tủy xương, viêm hạch, viêm xoang hàm trên và viêm mô tế bào.
  • Sâu răng gây mất răng sớm, khiến lợi bị xơ cứng lại ở vùng răng mất làm răng mọc châm, mọc xiên hoặc mọc lệch.
  • Đối với những trẻ bị sâu răng sữa, nếu không sớm chẩn đoán và điều trị kịp thời, quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Cách chữa sâu răng cho trẻ như thế nào để hiệu quả nhất?

Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sâu răng của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Căn cứ vào tình trạng sâu răng ở trẻ em và mức độ tổn thương, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều trị bằng fluoride

Chữa sâu răng cho trẻ em bằng fluoride có thể giúp phục hồi các tổn thương xảy ra ở men răng, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi răng mới chớm sâu. Để điều trị bằng phương pháp này, bác sĩ có thể bôi fluoride dưới dạng gel, bọt… lên răng bé để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng.

Ngoài ra, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng có chứa fluor để giúp bề mặt răng được sửa chữa và khôi phục các tổn thương

Trám răng

Nếu răng con đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ trám răng cho trẻ để che phủ lỗ sâu và bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu trên răng sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gắn mão răng

Đối với những chiếc răng có lỗ sâu nghiêm trọng và không thể chữa bằng phương pháp trám răng, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định gắn mão răng cho trẻ. Mão là một vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Khi gắn vào răng lớp vỏ bọc sẽ bảo vệ và giúp vỏ bọc tự nhiên của răng được phục hồi.

Khi chữa sâu răng cho trẻ em bằng phương pháp gắn mão răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các bước sau:

  • Dùng dụng cụ hỗ trợ để mài, làm sạch lỗ sâu, loại bỏ phần răng đang bị hư, sau đó trám lại
  • Khi vết trám đã khô, tiếp tục mài mặt bên cùng mặt nhai của răng để lấy chỗ gắn mão
  • Lấy dấu răng bằng bột hoặc cao để phục hình mão
  • Chụp mão lên răng để bảo vệ và giúp răng khỏi bị hư hại thêm nữa.

Lấy tủy và trám răng

Tình trạng sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm tuỷ răng, gây hư hại tủy răng khiến trẻ có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Các nha sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng bằng cách điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, lỗ trống được làm sạch và trám lại. Ngoài ra, tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng hư hại tủy răng, viêm tủy răng có thể xảy ra khi trẻ bị sâu răng nghiêm trọng. Điều này có thể khiến trẻ phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Tuy nhiên các bác sĩ có thể xem xét và làm giảm nguy cơ nhổ bỏ răng bằng cách chữa tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, lỗ trống được làm sạch và trám lại. Ngoài ra, tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà bác sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho con.

Nhổ răng

Nếu răng bị hư hại nhiều, nhiễm trùng và không thể phục hồi thì phải nhổ răng là cách chữa sâu răng cho trẻ cuối cùng mà các bác sĩ thực hiện nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan cho các răng bên cạnh. Nếu việc mất răng gây ra nhiều khó khăn cho trẻ trong hoạt động ăn uống hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc làm cầu răng hoặc cấy ghép.

Răng bị sâu sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và thẩm mỹ của bé, do đó cha mẹ đừng quên hướng dẫn bé phương pháp đánh răng hằng ngày hiệu quả, hạn chế ăn ngọt và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa sâu răng và duy trì hàm răng khỏe đẹp.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le