Dù yêu bé đến đâu, bố mẹ và người lớn cũng nên hạn chế hôn trực tiếp bé hoặc mớm cơm cho trẻ theo kiểu này khi cho bé ăn dặm để tránh con bị bệnh khó lường.
Cho bé ăn dặm là một quá trình khá dài, tùy thuộc vào sở thích và thể trạng của mỗi em bé. Ngoài ra, cũng có nhiều phương pháp cho ăn dặm để các mẹ lựa chọn, như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm BLW hoặc thậm chí là bỏ qua cả ăn dặm.
Tuy nhiên, dù lựa chọn kiểu cho bé ăn dặm thế nào đi nữa thì hãy chú ý đến những loại thức ăn và phương thức cho bé ăn nữa.
Mớm từ mồm người lớn?
Một bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày gần đây…
Thoạt nhìn, bức ảnh này khá bình thường. Bà xúc thìa cháo, cho vào mồm mình để thuôn gọn lại cháo trên thìa và đút vào mồm trẻ.
Nhưng hỡi ơi, theo nghiên cứu khoa học, đây lại chính là nguyên nhân chính khiến cho cô bé này viêm họng và viêm hô hấp liên tục.
Nguyên nhân ít ai ngờ tới
Bé gái trước 2 tuổi không nôn trớ, khỏe mạnh. Trên 2 tuổi, bé lập tức bị nôn trớ và có nhiều dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
Mẹ đưa bé đi khám nhận được kết quả là viêm họng.
Chỉ đến khi, có người mách đi test thử vi khuẩn HP mới thấy bé dương tính. Bà nội bé – dĩ nhiên – cũng dương tính.
Hỏi ra mới biết, bà thường có thói quen mớm cháo bằng mồm cho cháu. Đây cũng là cách nuôi khá phổ biến từ ngày xưa của ông bà ta.
Tuy nhiên, trong khoang miệng của người lớn có rất nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm cho con trẻ. Với người lớn, do hệ miễn dịch đã phát triển đầy đủ nên vi khuẩn này ít có ảnh hưởng.
Song, với những em bé mà hệ miễn dịch còn non nớt, HP có thể nói là một nỗi kinh hoàng. Điều trị HP cho bé là vô cùng khó khăn vì thời gian dùng kháng sinh tương đối lâu và khó khăn.
Thế nên, dù yêu bé đến đâu, bố mẹ và người lớn cũng nên hạn chế hôn trực tiếp bé hoặc mớm cơm cho bé theo kiểu này, nhất là thời điểm buổi sáng thức dậy.
Yêu thương là tốt! Nhưng hãy biết yêu thương đúng cách.
Phế cầu khuẩn H.P & những hệ lụy
Theo GS. Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhiễm HP là một trong những loại nhiễm trùng mãn tính phổ biến nhất thế giới. Khoảng một nửa dân số toàn cầu bị nhiễm HP. Việt Nam có tỷ lệ nhiễm cao với khoảng 70% dân số.
Nguyên nhân
- Chất lượng vệ sinh môi trường kém
- Thói quen ăn uống không khoa học
- Tiếp xúc, hôn hít trực tiếp
- Lây nhiễm từ người khác
Biểu hiện
- Ợ chua, ợ hơi
- Đau quanh rốn hoặc thượng vị
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Chậm lớn
- Bé xanh xao, thiếu máu.
Cho bé ăn dặm như thế nào?
Như đã nói ở trên, có nhiều phương pháp cho bé ăn dặm hiện nay. Mỗi phương pháp có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Trong đó, có thể kể đến như:
- Ăn dặm kiểu truyền thống: Giúp bé tăng cân vì ăn được nhiều. Song khả năng nhai, nuốt và nghiền thức ăn của bé lại kém hơn.
- Ăn dặm kiểu tự chỉ huy: Giúp bé kiểm soát kỹ năng nhai, lựa chọn thức ăn. Song lại khiến bé ăn không đủ chất và “chiến trường” sau mỗi bữa ăn khá bề bộn.
- Ăn dặm kiểu Nhật: Giúp bé tự lập trong ăn uống và dễ dàng xử lý khi con chẳng may bị nghẹn. Song lại khiến bé kén ăn hơn.
…
Còn rất nhiều phương pháp khác. Tin rằng, mỗi bà mẹ sẽ nhận biết được cách cho bé ăn dặm hợp lý nhất đối với con mình.
Vì không ai hiểu con bằng mẹ!
Theo POH Facebook
Xem thêm:
Mẹ nên tập cho bé ăn dặm như thế nào cho đúng cách?
Hoa quả cho bé ăn dặm – Những điều mẹ cần lưu ý và 7 menu hoa quả nghiền cho bé yêu
Cho gia vị vào thức ăn cho bé ăn dặm như thế nào là hợp lý?