Mẹ bầu cần thực hiện bao nhiêu xét nghiệm khi mang thai?

Các dị tật bất thường ở thai nhi là nguyên nhân phổ biến nhất gây sảy thai và tử vong sau sinh. Chính vì thế, việc kiểm tra dị tật thai nhi đã trở thành một phần quan trọng trong chăm sóc sản khoa. Mang thai cần làm những xét nghiệm gì? Dưới đây là một số xét nghiệm thường được khuyến cáo thực hiện trong thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các xét nghiệm khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng, giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Mẹ bầu cần làm những xét nghiệm gì? Dưới đây là các xét nghiệm cần làm khi mang thai mẹ phải lưu ý thực hiện.

  • Các xét nghiệm khi mang thai tránh dị tật thai nhi
  • Xét nghiệm cho mẹ bầu khi mang thai

Các xét nghiệm khi mang thai tránh dị tật thai nhi

Sau khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mang thai như trễ kinh, người mỏi mệt, que thử thai lên 2 vạch, bạn nên đi khám thai. Việc này giúp xác định được thai nhi đang ở tuần tuổi thứ bao nhiêu. Với lần khám thai đầu tiên này, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để xác định thai nhi có nằm trong tử cung hay không và đã có tim thai hay chưa.

Sau khi xác định được bạn đã thật sự mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai nhi.

Các dị tật bất thường ở thai nhi là nguyên nhân phổ biến nhất gây sảy thai và tử vong sau sinh. Chính vì thế, việc kiểm tra dị tật thai nhi đã trở thành một phần quan trọng trong chăm sóc sản khoa. Mang thai cần làm những xét nghiệm gì? Dưới đây là một số xét nghiệm thường được khuyến cáo thực hiện trong thai kỳ.

Mẹ đã biết chưa?

Siêu âm đo độ mờ da gáy

Ở tuần 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ bầu cần đi siêu âm đo độ mờ da gáy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là lần khám thai quan trọng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua. Việc siêu âm giúp bác sĩ xác định xem thai nhi có nguy cơ mắc bệnh Down hay các bệnh lý bất thường khác không. Nếu bỏ lỡ siêu âm trong tuần 11-13 thì các chỉ số đo độ mờ da gáy sẽ không còn chuẩn xác nữa.

Xét nghiệm Double test

Giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13 của thai kỳ các mẹ có thể thực hiện xét nghiệm double test. Đặc biệt đây là chỉ định bắt buộc đối với những mẹ bầu:

Có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh

  • Mẹ bầu trên 35 tuổi
  • Đang sử dụng thuốc hoặc các hóa chất có thể gây hại cho thai
  • Bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin
  • Nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, có tiếp xúc với phóng xạ,...

Xét nghiệm này cho phép phát hiện khoảng 95% trường hợp mắc hội chứng Down.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm Triple test kiểm tra rối loạn nhiễm sắc thể

Ở tuần thai thứ 15 đến tuần thứ 20 mẹ nên thực hiện xét nghiệm Triple test. Mẹ bầu sẽ được lấy máu để phân tích, tìm ra nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm tầm soát các yếu tố như AFP, HCG, Estriol,...

Mục đích của xét nghiệm này nhằm là xác định tình trạng thai. Hiện tại, thai nhi có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không, có cần phải làm thêm những xét nghiệm khác hay không.

Siêu âm thai 4D

Phương pháp này được thực hiện ở 3 tuần thai, từ 11-13, 20-22 và 30-32 của thai kỳ. Siêu âm 4D giúp phát hiện những bất thường về hình thái bên ngoài của thai như hiện tượng sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, bất thường về tim mạch, xương khớp,... Từ đó bác sĩ sẽ có sự can thiệp kịp thời.

Giới tính của thai nhi cũng được nhận biết rõ ràng ở tuần thai này. Đây là một trong những lần siêu âm, xét nghiệm rất quan trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số xét nghiệm bổ sung khác

Chọc ối 

Chẩn đoán các rối loạn nhiễm sắc thể. Chọc ối có thể được thực hiện từ tuần 15 -20 của thai kỳ nếu:

  • Có nguy cơ tăng nhiễm sắc thể bất thường, chẳng hạn như mẹ bầu trên 35 tuổi
  • Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh có bất thường
  • Thai nhi có nguy cơ nhiễm sắc thể hoặc khuyết tật ống thần kinh

Sinh thiết gai rau chorionic transcervical (CVS)

Trong quá trình thăm khám thai định kỳ hoặc thực hiện các xét nghiệm, mẹ sẽ được chỉ định sinh thiết gai rau khi:

  • Thai nhi được chẩn đoán là có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao
  • Hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh nào đó di truyền như bệnh máu không đông

Thực hiện sinh thiết gai rau để tìm ra những rối loạn di truyền trên thai nhi. Không giống như chọc ối (một loại xét nghiệm trước sinh khác), CVS không cung cấp thông tin về các khuyết tật ống thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, những mẹ bầu đã trải qua CVS cũng cần tiếp tục làm các xét nghiệm máu tiếp theo từ 16 đến 18 tuần của thai kỳ. Mục đích là để sàng lọc các khuyết tật ống thần kinh.

Xét nghiệm cho mẹ bầu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu

Trước khi sinh cần làm những xét nghiệm gì? Một trong số các xét nghiệm cần thiết là tổng phân tích nước tiểu. Phương pháp này có tầm quan trọng đặc biệt giúp bác sĩ xác định được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Đồng thời kiểm tra xem thai phụ có mắc tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu không. Bác sĩ sẽ dùng phương pháp xét nghiệm đo lượng protein trong nước tiểu, Albumin và Nitrite. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những triệu chứng bất thường.

Lấy dịch âm đạo tìm liên cầu khuẩn beta

Thông thường vào tuần 35-37 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Đây là một loại vi khuẩn cư trú trong ruột, âm đạo hoặc dịch họng. Chúng có thể gây các biến chứng khó lường cho phụ nữ mang thai và gây bệnh cho trẻ. Liên cầu khuẩn nhóm B xuất hiện trong khoảng 20 % ở phụ nữ.

Nhiễm liên cầu nhóm B thường không gây ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ trước khi mang thai. Tuy nhiên, liên cầu nhóm B có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng các mô nhau thai và gây nhiễm trùng sau sinh.

Thực hiện xét nghiệm máu

Tuy không bắt buộc thực hiện đối với mẹ bầu, xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các xét nghiệm máu cơ bản mẹ bầu cần làm là:

  • Kiểm tra nhóm máu (ABO, Rh)
  • Sinh hóa máu (gan, thận, mỡ máu)
  • Các bệnh truyền nhiễm (VGb, HIV, giang mai )
  • Đông máu, sắt, canxi,...

Mẹ đã biết chưa?

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ

Mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24. Nếu kết quả bình thường, bạn sẽ được tầm soát thêm một lần nữa vào tuần thứ 24 đến 28. Khi đến kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Sau đấy, mẹ bầu được uống một lượng dung dịch glucose.

Mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu sau mỗi 1 giờ. Sau 3 lần lấy máu đều dương tính, bạn có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu nào cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ?

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Tuyết - Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, nếu thai phụ có 1 trong những yếu tố sau đây thì sẽ có nhiều khả năng mắc tiểu đường thai kỳ hơn các mẹ bầu khác:

  • Mẹ bầu trên 30 tuổi
  • Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Bản thân sản phụ đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Cân nặng sau sinh của đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường glucose là:

  • Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Sản phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ nếu có 2 kết quả bằng hay hơn giới hạn trên, chẩn đoán Rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ nếu có một kết quả bằng hay hơn giới hạn trên.

Một số xét nghiệm bổ sung khác cho mẹ bầu khi mang thai

  • Kháng thể Rubella.
  • VDRL (tầm soát bệnh giang mai).
  • Tìm kháng thể kháng Cytomegalovirus, virus HIV.
  • HbsAg (tầm soát viêm gan B).
  • Anti HCV (tầm soát viêm gan C).
  • Xét nghiệm tầm soát bệnh lao.
  • Tầm soát virus Zika.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mẹ bầu sẽ được chỉ định các xét nghiệm cần làm khi mang thai. Các xét nghiệm này giúp tầm soát, phát hiện những biến đổi bất thường. Từ đó có thể có những biện pháp can thiệp để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Nguồn thông tin: Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le