Các món ăn dặm giàu dinh dưỡng theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Mẹ nên thêm 4 thực phẩm cần thiết này vào bữa ăn hàng ngày của bé để con phát triển thể chất tốt nhất có thể.
1. Trứng – Một trong số các món ăn dặm giàu dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ
Trứng được xem là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh chứa hầu hết các axit amin thiết yếu. Ngoài ra, trứng cũng chứa vitamin A và những vitamin quan trọng khác.
Gần đây, một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng và chọn mẫu ngẫu nhiên trên 160 bé từ 6-9 tháng tuổi ở Ecudor, được thực hiện bởi nhóm TS.Lora L.I, ĐH Washington, kết quả cho thấy 1 quả trứng mỗi ngày trong 6 tháng có thể hỗ trợ sự kém tăng trưởng ở trẻ.
Bé có thể ăn bao nhiêu quả trứng 1 tuần?
– Trẻ 6 -12 tháng tuổi có thể dùng 1 lòng đỏ trứng mỗi ngày.
– Trẻ từ 1- dưới 5 tuổi có thể dùng 1 quả trứng 1 ngày.
Cách chế biến trứng cho trẻ:
Trẻ thừa cân béo phì nên dùng trứng luộc và nếu dùng trứng chiên thì nên dưới 50% số bữa ăn có trứng trong tuần
Trẻ nhẹ cân nên dùng trứng chiên trên 50% trong tổng số bữa ăn có trứng mỗi tuần.
Trẻ có tăng trưởng bình thường: Có thể dùng trứng chiên hay trứng luộc, không có thứ tự ưu tiên.
Trường hợp bé bị dị ứng với trứng thì sao?
Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi thì nên tư vấn bác sĩ để lên phát đồ giới thiệu trứng thích hợp cho trẻ. Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi đã bị dị ứng thì mẹ có thể hạn chế đậu phộng và những thực phẩm chứa đậu phộng.
Thông thường 20% trẻ bị dị ứng sau 1 tuổi sẽ tự hết khi vào 10 tuổi, phần còn lại phải sống cùng với dị ứng. Thực tế, trứng không phải là thực phẩm không thể thay thế hay quá đặc trưng, chỉ cần đa dạng các loại thịt cá khác vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bình thường của trẻ.
2. Cá thu
Cá thu cung cấp 1 lượng chất béo omega-3 DHA/EPA với tỷ lệ phù hợp cho sự phát triển não bộ của trẻ. Một số cá khác nằm trong nhóm này là cá hồi, cá chép và lươn sông.
Ngoài ra, cá thu cũng giàu calcium, iron, zinc, và vitamin A. Tuy nhiên, cá khô/chà bông cá thì lại mất vitamin A trong quá trình chế biến.
Mẹ nên chế biến cá cho bé như thế nào:
Thông thường 1 bữa ăn nên có 80-120g thịt cá chế biến, tuần 4 bữa là có thể cung cấp đủ omega-3 cho trẻ tăng trưởng.
Trẻ nhẹ cân có thể thêm từ 10-50g thịt cá vào bữa ăn thông thường của trẻ, 3 ngày/tuần và duy trì trong 3 tháng để hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ.
Trẻ thừa cân béo phì hay trẻ tăng trưởng bình thường: Không có hướng dẫn đặc biệt.
3. Rau chùm ngây
Lá chùm ngây giàu calcium, sắt, vitamin A và protein.
Theo TS,.Michaelsen K., ĐH Copenhagen, Đan Mạch, lá chùm ngây có thể sử dụng trong thực đơn hổ trợ trong tăng trưởng của trẻ dưới 5.
Mẹ nên cho bé ăn chùm ngây như thế nào:
1 nắm tay của trẻ là lượng trẻ có thể ăn trong 1 bữa ăn.
Trên 1 cành, chọn lá từ giữa đến ngọn.
Nấu canh hoặc luộc băm nhuyễn rắc lên trứng hoặc thức ăn.
Trẻ chậm tăng trưởng: có thể dùng 2-3 ngày (2 bữa/ngày) xen kẽ trong tuần, dùng cho 3-4 tháng.
4. Quả bơ
Trong 100g thịt trái bơ có năng lượng cao (167 kcal), hàm lượng chất béo (15.4g) và protein (2g). Trong 15.4g chất béo, có 2/3 là chất béo monounsaturated -một loại chất béo tốt cho sự phát triển của trẻ. TS.Michaelsen K cũng đưa Trái bơ vào danh sách hỗ trợ tốt trong thực đơn dành cho trẻ nhẹ cân và tăng trưởng kém.
Mẹ nên cho bé ăn bơ như thế nào để tốt nhất cho con:
Kết hợp bơ và chuối chín trong 1 khẩu phần ăn xế là sự hỗ trợ hữu hiệu về năng lượng cho trẻ nhẹ cân. Duy trì 1 bữa xế này cho 3-4 ngày mỗi tuần, liên tục trong 4 tháng.
Hoặc mẹ có thể tham khảo các thực đơn với bơ khác để tăng thêm độ phong phú về món ăn và dinh dưỡng cho bé.
Xem thêm bài liên quan:
Những món ăn dặm giàu dinh dưỡng từ quả bơ cho bé
5 món ăn dặm kiểu Nhật dễ làm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi!
Những công dụng hữu ích bất ngờ của cỏ lúa mạch dành cho bé