Cha mẹ có nên can thiệp vào các cuộc cãi vã của trẻ em?

Mọi người đều có xung đột, và trẻ em thì cũng không ngoại lệ. Với vị trí làm phụ huynh, chúng ta nên dạy con trẻ làm thế nào để giải quyết xung đột thay vì chỉ vô thức can thiệp vào trận chiến của trẻ em, với mong muốn dừng lại ngay lập tức. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con người luôn có mâu thuẫn trong cuộc sống thực tại cho dù ngay cả với người thân. Chúng ta chỉ trích nhau, nhận xét gây tổn thương nhau, và không luôn luôn đồng ý với nhau. Và thực tế là trẻ em cũng thế. Vậy cha mẹ có nên can thiệp vào các cuộc cãi vã của trẻ em?

Các cuộc cãi vã của trẻ em

Trẻ em cũng phải đối mặt với những bất đồng, cảm thấy bị đối xử sai, và muốn khẳng định lại. Tuy nhiên, họ không bao giờ biết làm thế nào để giải quyết những xung đột này. Bạn hãy nhớ lại cách con bạn nhìn bạn cầu cứu khi bị một đứa trẻ khác đánh hay giành giật đồ chơi của con? Con nhìn và chờ đợi cho những hành động thích hợp. Tâm lý của trẻ, họ không luôn luôn có những ngôn ngữ phù hợp để xử lý các xung đột hay bất đồng.

Một số trẻ em cố gắng để biện minh cho những việc hay hành động sai trái của người khác hay của chính mình, số khác lại hợp lý hóa chúng, một số lại giữ lại trong lòng, và một số khác thì phải xả ra ngay với cách bù lu bù loa khóc lóc kể lễ tội tình của người kia đã làm với mình, hay tức giận thét lên....

Có một cách để xử lý các xung đột một cách thân thiện. Tuy là rất đau đầu nếu tần suất con cãi vã đánh nhau thường xuyên ngay cả ở trong nhà với các anh chị em của mình, chúng ta cần phải hiểu là đôi khi con la hét, đá, và mắng mỏ cũng là một cách con khám phá ngôn ngữ cho bản thân mình. công việc của chúng ta chỉ đơn thuần là di chuyển chúng đi đúng hướng, chứ không phải mắng mỏ chúng lại, hay chì chiết cái chưa phù hợp của con.

Vì vậy, bạn nên can thiệp vào các cuộc chiến đấu của trẻ không?

Tuỳ hoàn cảnh mà cha mẹ nên can thiệp vào các cuộc cãi vã của trẻ em

Có những khoảnh khắc khi con phải đường đầu với các trận cãi vã mà con không thể giải quyết được, và tần suất lập đi lập lại nhiều lần. Thậm chí con còn bị bắt nạt, bị bạo lực và thường phải ấm ức chịu những sự bắt nạt này.

Đây là lúc các bậc phụ huynh phải tiến vào để ngăn cản bất kỳ trường hợp bắt nạt gia đình càng sớm càng tốt, cho dù con có yêu cầu sự giúp đỡ của phụ huynh hay không, nhưng những thời điểm như thế phụ huynh đóng vai trò quan trọng để hướng dẫn con đi đúng hướng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em. Những trẻ em thường xuyên thua hay bị bắt nạt trong các cuộc cãi vã sẽ bị chấn thương cảm xúc, thiếu tự tin, cô đơn và dần sẽ tự cô lập mình.

Khi can thiệp vào các cuộc đánh nhau cãi vã như thế, không đơn thuần là chuyển mọi sự chú ý đến bạn. Mà là hướng dẫn con trong việc đưa ra ánh sáng tất cả các bên để mỗi bên có thể có cơ hội lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân từ các bên. Nơi của sự đồng cảm là những gì bạn nên hướng tới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không phải khi nào cha mẹ can thiệp cũng tốt cho con

Có những khoảnh khắc mà chúng ta chỉ đóng vai trò quan sát mà thôi. Đa số trẻ em đã được chứng minh là có khả năng giải quyết xung đột và tự chiến đấu nếu có không gian và thời gian đủ.

Đừng bước vào các cuộc chiến mà bạn thấy con đang cố gắng hết sức để giải quyết xung đột của mình, hãy cho con cơ hội làm điều đó, công việc của chung ta là quan sát và đảm bảo sự an toàn. Nếu chúng ta đảm nhận vai trò của một thẩm phán hoặc trung gian hòa giải, con sẽ liên tục tìm cách để bạn vượt qua sự phán xét và trừng phạt, hay luôn tìm đến bạn dù chỉ một sự không hài lòng của bản thân con, vì con nghĩ mẹ hay bố luôn ở đó giúp mình phân xử. Và như vậy, việc tập trung vào học và khám phá làm thế nào để giải quyết sự khác nhau của mình với thế giới xung quanh mình sẽ dần bị mất.

Tệ hơn nữa, nếu trẻ em bị miễn cưỡng buộc phải dừng cuộc chiến mà không có bất kỳ sự giải thích những vấn đề cơ bản nào, hậu quả của nó là con trẻ vẫn cứ ấm ức, và dần đi đến oán giận mà cứ đè nén mãi sẽ một ngày bùng nổ lớn hơn. Thậm chí, vì con biết bố mẹ sẽ bắt mình ngừng cuộc chiến và không cần biết nguyên nhân đúng sai, con sẽ luôn hành động trước đễ thỏa nổi ấm ức của mình. Và hành động trước đó là đánh, đá hay cắn đối phương trước khi có thể phân bua ai đúng ai sai.

Bạn nên làm gì sau đó?

Đầu tiên, hãy nhìn nhận rằng cuộc xung đột thực sự là một điều tốt cho trẻ em, thông qua đó con sẽ học được cách giải quyết mâu thuẩn, cách đồng cảm sự khác nhau, cách trình bày biện minh cho ý tưởng của mình, sự công bằng, sự hợp tác...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy bình tĩnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giữ bình tĩnh khi con bạn đang tranh luận là rất quan trọng. Khi những cảm xúc của con trong tình trạng hỗn loạn, con cần những kiến ​​thức mà ở đó vẫn còn là một nơi trú ẩn an toàn mà con có thể chuyển sang .. Hãy giữ ở vị trí đó trước. Khi con thấy bạn có thể giữ bình tĩnh giữa tiếng ồn và tiếng la hét, con sẽ từ từ tìm hiểu để bắt chước hành vi của bạn. Và đó là vô cùng hữu ích cho mọi sự xung đột xảy ra sau này trong cuộc sống của con. Đứng biến con thành kẻ hiếu chiến phải la to hơn, nói to hơn để chấn áp đối phương và hả hê trong chiến thắng đó.

Đừng bận tâm ai là người bắt đầu cuộc chiến

Chúng ta không chơi trò chơi thẩm phán ở đây; đó không phải là mục tiêu của bạn. Thay vào đó, trực tiếp đối xử với mỗi đứa trẻ một cách chính xác và phù hợp. Không cho phép một trong hai dựa dẫm vào phản ứng của bạn để chối bỏcảm giác tội lỗi hay chuyển đổi lỗi của mình qua người khác. Tính trung lập sẽ làm cho họ thấy rằng tranh cãi về việc ai đúng hay sai không phải là những gì họ cần phải tập trung vào.

Dạy con làm thế nào để đàm phán

Chia sẻ cảm xúc của mội người như thế nào là một bước đầu tiên đi đến sự đồng cảm. Dạy con lắng nghe cảm xúc của người khác. Giúp họ đi đến một nơi để chia sẻ cảm xúc của mình một cách cởi mở với nhau và sau đó thể hiện sự đồng cảm. Để làm được điều này, bạn cần kiên trì và có đủ thời gian. Những câu con thường nói là "em ấy đánh con trước" và cứ thế qua lại cho việc đỗ lỗi cho nhau.

Đừng để nó làm phiền bạn. Hãy bắt đầu hướng dẫn con nói ra, chia sẽ suy nghĩ cảm xúc của mình và lắng nghe người kia như công việc bạn đang làm, con dần sẽ học cách mà bạn đang làm và hướng dẫn con làm là chia sẽ, lắng nghe và đồng cảm trước rồi đi đến đàm phán tranh luận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tách ra nếu có nguy cơ bạo lực xảy ra

Khi cảm xúc dâng trào, trẻ không còn kiểm soát được cảm xúc và thân thể mình, trẻ có thể lao vào nhau. Hãy tách chúng ra, và cho mỗi người một khoảng không gian và thời gian để bình tĩnh lại. Bạn có thể hướng dẫn con đếm hơi thở của mình để con có thể bình tĩnh lại, rồi sau đó nghe từng bên giải thích một cách tách biệt.

Ở thời điểm này chúng ta không nên đưa ra lới khuyên hay chỉ dạy quá nhiều, hãy lắng nghe với mục đích duy nhất là để con được nói ra hết những uất ức của mình trước đã, giúp con mở ra cảm xúc của mình. Và đó có thể mất vài phút đến vài giờ thậm chí lên đến ngày, nhưng hãy giữ tâm trạng mở cho con, bất cứ lúc nào con muốn nói, thảo luận ...

Ngồi lại và lắng nghe nhau

Khi cơn giận dữ đã trôi qua, cả hai có thể bình tĩnh, hãy cho con ngồi xuống với nhau. Sau đó đi qua các kỹ thuật đàm phán một lần nữa. Một số trẻ em có thể thiếu kiên nhẫn và muốn ngay lập tức kết thúc nói về cuộc xung đột và đi ra chơi với nhau dù rằng cách đây ít phút chúng có thể chỉ muốn phần mình nói và sẳn sàng lao vào nhau. Đừng để điều đó xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chúng ta đã hướng dẫn con cách lấy lại bình tĩnh hay cách xả ra những cơn giận dữ trong xung đột, và đây là bước mấu chốt để lập ra các thỏa thuận hay sự đồng cảm. Vì thế hãy ở đó và sau đó hướng dẫn con chia sẻ cảm xúc của mình về cuộc xung đột và các mong muốn cần được thiết lập nếu xung đột đó lại tiếp tục xảy ra, hay đơn giản là sự tha thứ cho nhau.

Phần kết luận

Tất cả trẻ em đều cãi vã, đánh nhau. Nếu con bạn không có, bạn cũng nên lo lắng vì đó có thể xem là không bình thường. Vì mâu thuẫn cũng là cách các con học rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Với sự giúp đỡ của bạn, con bạn sẽ học cách trình bày, giải thích....các kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng thích hợp cần thiết. Qua thời gian, thậm chí bạn có thể bắt đầu nhìn thấy họ nói chuyện và tự giải quyết các cuộc xung đột của mình.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis