Bướu máu ở trẻ sơ sinh - Những chiếc bớt đỏ liệu có gây nguy hiểm cho con?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi sinh con ra các bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Nhưng đối với trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ phát triển chưa ổn định nên hay mắc phải một số bệnh thường gặp trong đó có bệnh BƯỚU MÁU Ở TRẺ (bớt đỏ). 


Bướu máu ở trẻ - Mẹ thắc mắc đây có phải là bệnh nan y không?

Đây là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nói chung đây là một loại bướu lành tính, có nghĩa là không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không nguy hiểm chết người.

Nguyên nhân gây ra bướu máu hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể. Chỉ biết rằng hiện nay trong y học chia ra làm 2 loại bướu máu:

1. Bướu máu ở trẻ nhỏ (Infantile hemangioma)

Thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất.

2. Bướu máu bẩm sinh (congenital hemangioma)

Loại này xuất hiện từ trong bào thai, do đó khi sinh ra là đã thấy có, trong loại này người ta lại chia ra làm 2 dạng:

  • Dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tuỳ trường hợp, và tiến triển cũng giống như loại bướu máu trẻ nhỏ.
  • Dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là NICH: thật là không may cho bé nào bị loại dạng này, bướu phát triển lớn dần, những cũng ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, và sẽ tồn tại mãi không thoái hoá.

Các triệu chứng phổ biến của bướu máu ở trẻ

Thường bướu máu ít khi thấy có ngay từ khi mới sinh, mà phải sau 7 đến 10 ngày. Những trường hợp thấy có ngay từ khi sinh thường là bướu máu phẳng, hoặc là các dị dạng mạch máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bướu máu mao mạch xuất hiện như một vết son hay mảng màu rượu chát trên cùng một mặt phẳng với da, ấn xuống không mất màu. Bướu máu dạng hang thường lớn, nhô khỏi mặt da và trong đa số trường hợp bướu lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ, có thể làm biến dạng cơ thể; có thể thấy cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não. Bướu hỗn hợp thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong bì và dưới da.

Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ, 25% ở thân mình, 15% ở tay chân của trẻ. Đa số các trường hợp (80%) bướu máu chỉ xuất hiện ở 1 điểm, 20% có ở nhiều nơi. Tuyệt đại đa số các trường hợp, bướu máu chỉ ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da, nhưng cũng vài trường hợp trong năm ghi nhận có bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột...thậm chí cả ở não.

Hiện các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh bướu máu. Chỉ biết rằng đây không phải là bệnh di truyền và nó không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của bà mẹ trong lúc mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị bướu máu ở trẻ em

Chẩn đoán bướu máu ở trẻ rất dễ, chỉ cần nhìn là biết ngay, nhưng chẩn đoán loại bướu máu nào thì trên thực tế rất khó biết, phải biết chính xác bướu lúc nào xuất hiện, cần phải kết hợp với siêu âm, và kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa.

Vấn đề điều trị rất tế nhị vì lẽ không biết rõ loại bướu máu nào, và dựa vào 3 yếu tố sau để có thể đưa ra hướng xử trí đúng đắn: vị trí của bướu máu, hai là mức độ phát triển của bướu máu nhanh hay chậm, thứ ba là tuổi của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cụ thể là nếu bướu máu ở những vị trí “nóng” như gần khoé mắt, cánh mũi, khóe miệng hay môi… và phát triển có vẻ nhanh, thì ta nên can thiệp sớm càng tốt, vì nếu chẳng may bướu này thuộc loại cứng đầu hoặc phát triển lan đến mắt môi mũi làm tổn thương đến những cơ quan này trước khi nó thoái hóa, hoặc nếu để bướu quá lớn thì là một thử thách cho phẫu thuật viên, đôi khi không phẫu thuật được.

Trái lại nếu bướu nằm ở những vị trí như ngực, lưng, bụng, hoặc tứ chi… thì có thể chờ theo dõi, nếu quá 6 tuổi mà nó vẫn còn thì dù lớn cỡ nào cũng có thể phẫu thuật được (vì có đủ da để kéo lại sau khi cắt bướu). Có nhiều phương pháp để can thiệp như xạ trị, chạy tia, đốt laser, corticoid… nhưng nói chung trên thế giới hiện nay phẫu thuật là phương pháp chọn hàng đầu, nếu không phẫu thuật được thì mới chọn những phương pháp khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tại các bệnh viện tuyến chuyên khoa lớn có khoa ngoại nhi cũng đã gặp nhiều trường hợp bướu máu ở trẻ, thường thì chỉ theo dõi rất sát định kỳ hàng tháng để xác định sự phát triển của bướu và không cần phải can thiệp gì cả, nhưng một số trường hợp cần thiết đã được giải quyết tốt bằng phẫu thuật.


 

Bài viết của

Ele Luong