Giải đáp thắc mắc của mẹ: Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong những tháng mang thai đầu tiên, mỗi thay đổi của cơ thể đều có thể khiến mẹ hoang mang lo lắng. Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm là thắc mắc của rất nhiều chị em, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mẹ mà sự thay đổi trong các tháng đầu của thai kỳ cũng khác nhau.

Sự thay đổi của chị em khi mang thai tháng thứ 2 như thế nào?

  • Hiện tượng ốm nghén xảy ra mạnh mẽ hơn ở nhiều mẹ bầu sẽ khiến 1 số chị em bị sụt cân, song đa số các mẹ sẽ có xu hướng tăng cân vì tâm lý ăn cho 2 người.
  • Tâm trạng của người mẹ giai đoạn này cũng khá thất thường, nhất là đối với những người mang thai lần đầu. Chị em có thể vừa phấn khích vì có 1 em bé trong bụng nhưng ngay sau đó lại có thể bồn chồn, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi cũng như việc cần chuẩn bị những gì cho các tháng tiếp theo.
  • Bước sang tháng thứ 2, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ: não bắt đầu hình thành, hệ thống tim mạch, tủy sống và các dây thần kinh cũng dần xuất hiện.

Ốm nghén làm chị em sút cân ở giai đoạn đầu mang thai

Sự thay đổi của bụng bầu tháng thứ 2

Nhiều mẹ bầu thắc mắc hình ảnh bụng bầu 2 tháng trông như thế nào? Đã to hay chưa và có nhìn thấy rõ hay không? Thực tế câu trả lời còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng mẹ. Nếu mẹ thuộc tạng người cao ráo, thon gon thì bụng 2 tháng sẽ vẫn nhỏ gọn, chưa có gì thay đổi. Ngược lại nếu cơ thể mẹ đã mũm mĩm, đầy đặn sẵn thì vòng bụng khi mang thai tháng thứ 2 chắc chắn sẽ to ra rồi.

Ngoài ra, bụng bầu 2 tháng to hay nhỏ còn phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai. Với những mẹ mang thai lần đầu, bụng sẽ nhỏ hơn so với những mẹ đã mang thai lần thứ 2, thứ 3. Tuy nhiên, với đại đa số các mẹ thì bụng bầu 2 tháng trông cũng đã nhô lên và bắt đầu nhìn thấy sự khác biệt.

Nhiều mẹ đã thấy bụng ở tháng thứ 2 này

Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?

Rất khó để trả lời chính xác cho câu hỏi bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm bởi vì tùy cơ địa từng người, có mẹ khi mang thai thấy bụng cứng nhưng cũng có mẹ thấy bụng bầu mềm hơn so với bình thường.

Nhìn chung, mẹ thừa cân tích mỡ nhiều thì sẽ cảm thấy bụng bầu mềm. Còn đối với các chị em có thể trạng gầy, thân hình nhỏ gọn thì không có quá nhiều mỡ ở vòng 2 thì bụng sẽ cứng hơn.

Càng về các tháng cuối của thai kỳ, bụng bầu sẽ có xu hướng cứng dần lên vì thai nhi đã phát triển hoàn thiện khung xương nên phần đầu cộm lên tạo cảm giác bụng mẹ cứng, căng hơn rõ rệt.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ có bầu 2 tháng

Chế độ ăn uống của mẹ trong giai đoạn đầu là quan trọng nhất. Vì vậy, ngoài việc bổ sung đầy đủ cả tinh bột, chất béo, các loại vitamin và chất khoáng, chị em không nên bỏ qua 4 nhóm dưỡng chất sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Folic acid

Để tránh các khuyết tật về ống thần kinh cho thai nhi hoặc sinh non, chị em nên ăn các thực phẩm chứa nhiều folic acid như gan động vật, men bia, các loại rau lá xanh (bông cải xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa)..

Folic acid cực kỳ cần thiết trong 3 tháng đầu

Sắt

Giai đoạn này, nguồn cung cấp máu phải tăng lên để nuôi dưỡng bào thai. Thiếu sắt dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thiếu máu. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, trứng, rau và các loại hạt đậu… Tiêu thụ khoảng 27mg sắt mỗi ngày sẽ giúp chị em đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Canxi

Canxi tốt cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, hải sản, trứng, rong biển, cải xoăn và các loại rau lá xanh… Trong tháng thứ 2, chị em nên tiêu thụ khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo cung cấp cho cả mẹ và thai nhi.

Protein

Đây là dưỡng chất đảm bảo nguồn cung cấp máu cho thai nhi và cũng tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của hệ cơ bắp của em bé. Chị em nên ăn các thực phẩm như phômai ít béo, thịt, cá, trứng… để tiêu thụ từ 75 – 100g protein mỗi ngày.

Những thực phẩm cần lưu ý, không nên ăn ở tháng thứ 2 của thai kỳ

Một số loại thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi nên chị em cần tránh, hạn chế sử dụng trong khẩu phần ăn của mình:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các món ăn tái, sống: Chứa vi khuẩn listeria, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
  • Gan động vật: Có nhiều retinol và có thể dẫn đến sảy thai
  • Cheese: Mẹ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng nếu tiêu thụ 1 số loại phomai mềm chứa vi khuẩn Ecoli
  • Sữa chưa tiệt trùng: Bất kỳ loại sữa hay các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng đều có thể chứa vi khuẩn salmonella và các vi khuẩn có hại khác sẽ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa cho mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Rượu, bia và các chất kích thích khác: Sử dụng chúng trong thời kỳ mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu…
  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn: Thịt đóng hộp, xúc xích… có thể chứa nhiều mầm bệnh và các chất bảo quản. Nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, sử dụng đồ ăn, thực phẩm theo màu để đảm bảo độ tươi ngon, an toàn nhất.

Tránh xa thực phẩm, đồ uống có hại để mang thai an toàn

Tạm kết

Ở tháng thứ 2 của thai kỳ, cả mẹ và bé đã có những sự thay đổi rõ rệt. Ngoài việc tìm hiểu bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm, chị em cũng nên dành thời gian để tìm hiểu các loại thực phẩm, đồ uống tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Chúc chị em có 1 thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi