Bơi thủy liệu cho bé còn được gọi là Baby Float – một dịch vụ xuất hiện đầu tiên ở các quốc gia Châu Âu và Mỹ. Trong một vài năm gần đây, dịch vụ này đã được đón nhận nhiệt tình bởi các ông bố, bà mẹ tại Việt Nam. Mặc dù vậy, nhiều phụ huynh chưa thực sự nắm bắt và hiểu rõ lợi ích của phương pháp này đối với sự phát triển của trẻ. Vậy bơi thủy liệu là gì? Phương pháp này có tốt hay không và lợi ích mà nó mang lại cho bé ra sao?
Bơi thủy liệu là gì?
Từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có khả năng bơi lội và đã ở trong môi trường mà xung quanh là nước. Khi sinh ra, bản năng bơi lội ở trẻ không hề mất đi. Vì lẽ đó ba mẹ nên tạo điều kiện để trẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển khả năng bơi lội. Bơi thủy liệu chính là hoạt động giúp bé phát triển kỹ năng này 1 cách vượt trội.
Bơi thủy liệu là hoạt động vận động dưới nước cho bé từ 2,5 – 24 tháng tuổi. Phương pháp này giúp trẻ giải phóng cơ thể, kích thích giác quan cũng như thúc đẩy hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với môi trường 1 cách toàn diện nhất.
Tác dụng của bơi thủy liệu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Bơi thủy liệu là cách kích thích hệ thần kinh cho bé, để bé có giấc ngủ ngon hơn và phát triển EQ/IQ
- Vận động trong nước có tác dụng tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ, giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn
- Bơi nổi với phao cổ giúp bé không sợ nước, thích ứng với nước. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi được bơi thủy liệu thường học bơi nhanh hơn khi lớn hơn
- Thay vì chỉ nằm trong nôi, cũi, việc bơi nổi sẽ giúp bé nâng cao sức khỏe của xương, khớp và khả năng vận động sau này, cũng như là một cách hỗ trợ tăng chiều cao cho bé
- Khi bơi trong nước, bé sẽ được massage cơ thể nhẹ nhàng, cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn, tăng cường máu lưu thông tới tất cả các bộ phận trên cơ thể.
Quy trình Baby Float tại spa diễn ra thế nào?
Các chuyên viên sẽ thực hiện đầy đủ 6 bước theo tiêu chuẩn, bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị phao bơi, bỉm bơi… thích hợp với cân nặng của bé. Đo cân nặng của trẻ và đo thân nhiệt để kiểm tra xem bé có đủ tiêu chuẩn để thực hiện Baby Float không. Thông thường, trẻ nặng từ 5 kg trở lên mới đủ tiêu chuẩn thực hiện phương pháp này.
Bước 2: Bé sẽ được các chuyên viên khởi động nhẹ nhàng để hạn chế sự co thắt các cơ khi vận động dưới nước.
Bước 3: Chuyên viên thực hiện quy trình Sensory. Đây là bước giúp bé nhận biết màu sắc, âm thanh, phương hướng bằng các đồ chơi như quả bóng, lắc xúc xắc 2 bên…
Bước 4: Bé được mặc bỉm và massage toàn bộ cơ thể bằng tinh dầu.
Bước 5: Tiến hành Float cho bé
- Xả nước và kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế( nhiệt độ thích hợp từ 37 – 38 độ).
- Chuyên viên đeo phao vào cổ cho bé.
- Đầu tiên, chuyên viên cho bé tiếp xúc với nước bằng chân để làm quen. Tiếp theo, chuyên viên đỡ tay bé rồi dần dần thả cơ thể của bé xuống nước.
- Bố mẹ bên ngoài sẽ cùng tương tác với bé như gọi bé, giơ đồ chơi để bé nhận biết.
Bước 6: Kết thúc quá trình Float
- Đưa bé lên khỏi bề mặt nước và ra ngoài bể bơi, tháo phao cổ cho bé.
- Chuyên viên lau khô người cho bé và tiến hành massage bằng tinh dầu tràm rồi mặc đồ cho bé.
Tập bơi thủy liệu cho bé tại nhà như thế nào?
Chuẩn bị trước khi cho bé bơi
- Chuẩn bị bể bơi thích hợp cho bé
- Mẹ cho nước ấm khoảng 37 độ C vào trong bể
- Trong thời gian chờ đợi nước đầy bể, mẹ nên massage tay, chân cho con để không bị co thắt người khi vận động dưới nước
- Mẹ có thể dùng dầu dừa để massage cho bé dễ dàng hơn
- Đeo phao cổ hoặc mặc bỉm bơi cho bé làm quen
- Bố mẹ nên kiểm tra phao cổ cẩn thận, đảm bảo sự chắc chắn và không có vấn đề gì trước khi cho bé xuống dưới nước.
Cho bé tập bơi trong nước
- Khi lượng nước trong bể đã đủ mẹ hãy cho bé tập quen với nước bằng cách để chân bé xuống nước trước
- Tiếp đó, từ từ thả bé vào trong nước. Lúc này phần cổ và đầu bé sẽ nổi lên mặt nước. Còn thân và tay chân chìm trong nước
- Mẹ hãy để cho bé tự do vùng vẫy tay chân, thư giãn trong nước trong thời gian 10 phút thì bế bé lên
- Bố mẹ cũng có thể cho thêm các món đồ chơi vào trong hồ bơi như vịt nhựa, bóng nhựa… nổi lên trên mặt nước để kích thích trẻ chơi đùa, vận động
- Sau đó mẹ lau khô người, bôi kem dưỡng ẩm rồi mặc đồ vào cho bé
- Để hiệu quả hơn mẹ nên áp dụng phương pháp thủy liệu cho bé từ 3 – 4 lần trong tuần.
Một số lưu ý cho bố mẹ khi cho bé bơi thủy liệu
- Bố mẹ nên kiểm tra kỹ lưỡng sức khỏe của bé khi áp dụng phương pháp bơi thủy liệu cho con bằng cách kiểm tra thân nhiệt và da bé để tránh hiện tượng sốc nhiệt. Ngoài ra, mẹ cũng không được để bé bơi thủy liệu khi vừa ốm dậy, cơ thể đang phát ban hay bé đang có tổn thương nào đó ở trên da.
- Kiểm tra phao sử dụng làm thủy liệu để đảm bảo an toàn khi bé hoạt động trong nước.
- Mẹ giúp bé khởi động, làm quen dần với nước trước khi đưa vào bồn tắm bởi việc đột ngột cho bé xuống hồ bơi rất dễ làm hạ thân nhiệt của trẻ, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tim mạch và sức khỏe của bé nói chung
- Luôn theo dõi khi bé được bơi thủy liệu để tránh bất cứ tình huống nào bất ngờ có thể xảy ra.
- Hiện nay, các dịch vụ bơi thủy liệu cho bé có rất nhiều. Vô vàn những spa cung cấp dịch vụ bơi thủy liệu cho bé cũng như nhiều trung tâm hoạt động chuyên lĩnh vực này. Điều quan trọng nhất là các bố mẹ phải tỉnh táo, lựa chọn địa điểm uy tín, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con trẻ.
Lời kết
Bơi thủy liệu cho bé không đơn giản hỗ trợ bé rèn luyện kỹ năng bơi lội mà còn giúp bé cứng cáp, khỏe mạnh và năng động hơn. Hy vọng với những thông tin trong bài, mẹ đã có nhiều kiến thức hữu ích khi áp dụng phương pháp này cho bé yêu an toàn và hiệu quả nhất. Chúc mẹ và bé có những giây phút trải nghiệm thú vị và đáng nhớ!
Xem thêm
- Gợi ý ba mẹ top trường dạy bơi cho con ở TPHCM
- Tìm hiểu về các trung tâm dạy bơi cho trẻ sơ sinh tại TPHCM
- Tập bơi cho trẻ sơ sinh – Bản năng đầu đời mẹ đã “đánh thức” cho con?