Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường để ba mẹ có thể kiểm tra và phát hiện ra những bất thường kịp thời? Chăm sóc cơ quan sinh dục con trai như thế nào?

Quá trình hình thành bộ phận sinh dục bé trai như thế nào trong bụng mẹ?

Mẹ có biết rằng trong khoảng tuần thứ 7-8 của thai kỳ thì cả thai nhi trai hay gái đều có chung một rãnh sinh dục của phôi. Nói cách khác, cơ quan sinh dục sơ bộ ban đầu của tất cả các bé đều giống hệt nhau.

Và từ khoảng thời gian này, nếu tinh trùng Y là “kẻ chiến thắng” thì các tín hiệu từ nhiễm sắc thể này sẽ bắt đầu chỉ đạo cơ thể sản xuất testosterone, từ đó dần dần phát triển các bộ phận sinh dục bé trai. Nhìn chung các cột mốt thời gian như sau:

  • Rãnh sinh dục chung của một bé trai bắt đầu hình thành bộ phận sinh dục của nam giới, chúng kéo dài ra để tạo hình dương vật: tuần thứ 9
  • Chồi sinh dục sẽ trở thành tuyến tiền liệt: tuần thứ 10
  • Hệ thống tiết niệu của bé được hình thành đầy đủ: tuần thứ 14
  • Tinh hoàn sẽ bắt đầu hạ xuống dần: tuần thứ 26.

Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Khi sinh con, một trong những việc đầu tiên ba mẹ làm kiểm tra bộ phận sinh bé trai hay bé gái xem có toàn vẹn và bình thường không. Vậy bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Trong tam cá nguyệt thứ ba, tinh hoàn thuộc bộ phận sinh dục bé trai sẽ di chuyển từ bụng, xuống bẹn và vào bìu (bao da bên dưới dương vật). Và khi bé chào đời, ba mẹ nên kiểm tra xem hai tinh hoàn đã xuống bìu của trẻ chưa. Nếu nghi ngờ chưa, hãy thông báo với bác sỹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Kích thước dương vật khi bé trai mới sinh khoảng 2,1 – 3,5 cm. Bình thường da bao quy đầu sẽ ôm trọn dương vật và trùm lên bìu. Nhưng một số trường hợp trẻ sinh ra với bao quy đầu không ôm đều dương vật, đây là tình trạng vùi dương vật.  
  • Kiểm tra xem bé có bị hẹo bao quy đầu hay không? Đây là tình trạng bao quy đầu phủ trên “bạn nhỏ” (dương vật) bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu.
  • Giống như người lớn, dương vật thuộc bộ phận sinh dục của bé trai cũng có thể cương cứng. Nhưng ba mẹ đừng lo lắng, chúng không phải là phản ứng tình dục. Thay vào đó, đây là phản ứng bình thường của cơ quan nhạy cảm khi được chạm vào. Một số ví dụ về thời điểm em bé có thể cương cứng là khi tã cọ xát vào dương vật, khi ba mẹ tắm rửa em bé, khi cho con bú hoặc chỉ ngẫu nhiên.

Một vài tình trạng bất thường ở vùng kín bé trai

“Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?” là thắc mắc của nhiều bà mẹ trẻ khi chăm sóc con trai yêu. Những bất thường ở cơ quan sinh dục bé nên được sớm phát hiện để can thiệp và điều trị kịp thời. Có thể kể đến như:

  • Tinh hoàn ẩn: một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn, có trường hợp phức tạp hơn là tinh hoàn ở trong ổ bụng.
  • Ứ nước màng tinh hoàn: một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu và khi đó tinh hoàn bị bọc trong một bọc nước.
  • Dương vật ngắn: Ở trẻ sơ sinh, có đầy đủ hai tinh hoàn khi kéo nhẹ dương vật và đo từ gốc đến ngọn, loại trừ đám mô mỡ vùng mu để có chiều dài tính từ gốc, nếu dương vật dưới 1,9cm thì coi là dương vật bé, không bình thường.
  • Và nhiều tình trạng khác.

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào?

Nếu bé trai bị cắt bao quy đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu con bị hẹp bao quy đầu, hãy nhẹ nhàng rửa dương vật và bìu của con bạn bằng nước ấm và một miếng bông gòn.
  • Lau khô dương vật và bìu của con bằng cách thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Nếu bé trai chưa cắt bao quy đầu

Trong vài tháng đầu tiên, mẹ chỉ cần làm sạch khu vực bên ngoài dương vật khi tắm hoặc thay tã cho bé.

Bộ phận sinh dục bé trai cũng như những cơ quan khác trên cơ thể trẻ nên được ba mẹ để ý kỹ càng. Có thể do không có kinh nghiệm, tốt nhất đừng quên nhờ y tá hay bác sĩ lúc bé mới sinh và hướng dẫn ba mẹ những kiến thức hay những điều cần để ý ở con. Và đừng quên luôn đưa con đi khám tổng quát thường xuyên mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu