Bố mẹ nghiện thiết bị di động, con trẻ lãnh hậu quả như thế nào?

Bố mẹ suốt ngày dán mắt vào màn hình điện thoại. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ trong hoàn cảnh bị bỏ rơi như thế hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ nghiện thiết bị di động suốt ngày dán mắt vào màn hình điện thoại. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi bị bỏ rơi như thế hay không?

Điện thoại, thiết bị di động ngày nay đã chiếm phần lớn thời gian sinh hoạt gia đình giữa bố mẹ và con. Hình ảnh quen thuộc ở các gia đình hiện đại là bố mẹ mải mê nhắn tin, kiểm tra thông báo trên các ứng dụng, mạng xã hội trước ánh mắt ngơ ngác của con.

Bố mẹ nghiện thiết bị di động

Tổ chức khảo sát Quick Study thực hiện khảo sát với 170 gia đình có đầy đủ bố mẹ với ít nhất một trẻ trên một tuổi. Hầu hết phụ huynh đều chỉ mới ngoài 30 tuổi. Câu hỏi được đặt ra là: Mức độ thường xuyên của việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng, máy tính hoặc các thiết bị công nghệ khác đã xáo trộn việc họ dành thời gian cho con mình như thế nào, chẳng hạn trong bữa ăn, giờ chơi, các động khác…?

48% bố mẹ thừa nhận có ít nhất ba hoặc nhiều hơn khoảng thời gian trong ngày bị gián đoạn vì họ mải loay hoay với những thiết bị trên. 24% cho biết chuyện này xảy ra hai lần trong ngày, 17% xác nhận chỉ có một lần. Chỉ 11% nói điều đó không xảy ra.

Công nghệ xen vào đời sống ngày càng trở nên phổ biến, và vấn đề liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ cũng tăng theo. Đó là các vấn đề như: hay than khóc, hờn dỗi, tủi thân, mất ngủ, nóng giận khó kiềm chế… Ấy là chưa kể đến việc bản thân trẻ sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng và cũng ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Bố mẹ không còn thời gian chơi cùng nên nhờ điện thoại trông con giúp.

Bố mẹ và con đều là nạn nhân

Công nghệ ngày càng tối tân thì cuộc sống của người lớn và trẻ con sẽ bị đảo lộn theo. Trẻ em tiếp cận với thiết bị di động để học những điều bổ ích với hình ảnh trực quan sinh động nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, làm giảm kỹ năng xã hội và hướng các em đến trạng thái dễ bị kích động bạo lực. Người lớn cũng thế.

Bố mẹ nghiện thiết bị di động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tính cách của trẻ

Trẻ có thể bị rối loạn cảm xúc

Bố mẹ phân tâm khi chăm sóc con sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển của trẻ và là nguyên nhân của rối loạn cảm xúc.

Ngay cả một việc nhỏ nhặt như nhắn tin cũng tác động tiêu cực về lâu dài. Trẻ cần môi trường ổn định để đảm bảo não bộ phát triển. Thiếu đi sự chăm sóc của bố mẹ làm tăng nguy cơ gián đoạn phát triển và gây ra các vấn đề tâm lý học như trầm cảm, hành động nguy hiểm, lạm dụng chất gây hại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ dễ bùng phát sự giận dữ, cư xử sai trái

Trẻ sẽ cảm thấy “buồn, cáu, tức giận và cô đơn” khi bố mẹ chọn điện thoại thay vì chúng. Một số đứa trẻ bắt đầu hành động không đúng đắn và cho thấy dấu hiệu hung hăng, chẳng hạn làm hỏng điện thoại của bố mẹ, để được chú ý.

Thiếu sự quan tâm khiến đứa trẻ cảm thấy như bị bỏ lại và không đủ thú vị nên không được yêu thương. Nó phá hoại sự tự tin, gây ra vấn đề về cư xử. Nó làm trẻ căng thẳng không cần thiết.

Học theo những hình mẫu không tốt

Trẻ lặp lại hành vi của cha mẹ và học hỏi kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp với bố mẹ. Trẻ sẽ biết cách đối thoại, thể hiện tình cảm, hứng thú với người khác. Nếu bố mẹ không làm mẫu, trẻ sẽ mất cơ hội tiếp thu các kỹ năng quan trọng này và gặp vấn đề khi hình thành liên hệ cảm xúc với người khác sau này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tổn thương tâm lý vì thiếu sự quan tâm

Trẻ cần sự quan tâm để cảm thấy an toàn và tự tin vì điều đó đóng góp lớn cho phát triển cảm xúc và giúp chúng giao tiếp với người khác dễ dàng hơn. Khi trẻ cảm nhận được bố mẹ yêu quý và trân trọng chúng, chúng sẽ hiểu được giá trị của mình và biết mình xứng đáng với những gì tốt nhất.

Thụ động và xa cách

Chúng cho thấy sự phiền muộn, không để tâm khám phá môi trường xung quanh nữa khi mẹ dùng điện thoại. Hậu quả tiêu cực hơn xuất hiện: mẹ càng dùng điện thoại lâu, trẻ càng trở nên thụ động và xa cách. Khi mẹ sẵn sàng quay lại để chơi với con, con không còn hào hứng như trước.

Bạn hoàn toàn có thể nghe một cuộc gọi khẩn cấp nhưng tốt hơn nên đặt điện thoại ra xa và dành thời gian chất lượng cho con cái. Nó không chỉ làm bạn vui vẻ mà còn tốt cho sự phát triển cảm xúc của con và là một bước quan trọng để giúp con trở thành một em bé hạnh phúc nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn: Washington Post

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quynh Nguyen