Hội chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ từ 8 đến 14 tháng tuổi rất phổ biến. Trẻ em trải qua giai đoạn này luôn bám lấy bố mẹ, sợ người và địa điểm lạ.
Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ từ 8 đến 14 tháng tuổi rất phổ biến. Trẻ em trải qua giai đoạn này luôn bám lấy bố mẹ, sợ người và địa điểm lạ. Khi sự sợ hãi xảy ra và kéo dài hơn 4 tuần, bé có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn lo âu chia ly.
Rối loạn lo âu chia ly là tình trạng mà bé trở nên sợ hãi và lo lắng khi xa nhà hoặc xa cách người thân như bố mẹ hoặc người chăm sóc. Một số trẻ cũng có các triệu chứng về thể chất như đau đầu hoặc đau bụng mỗi khi nghĩ đến việc bị chia cắt. Sự sợ hãi cách xa bố mẹ gây căng thẳng cho bé và có thể cản trở hoạt động bình thường như đi học hoặc chơi với các bạn.
Các triệu chứng của hội chứng rối loạn lo âu chia ly là gì?
Sau đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của chứng rối loạn lo âu chia ly:
- Lo lắng kéo dài về điều xấu sẽ xảy ra với bố mẹ hoặc người chăm sóc nếu bé rời xa;
- Không chịu đi học để ở nhà với bố mẹ;
- Không chịu đi ngủ mà không có bố mẹ bên cạnh hoặc ngủ xa nhà;
- Sợ ở một mình;
- Gặp ác mộng về việc bị tách rời;
- Đái dầm;
- Hay than phiền về các triệu chứng thể chất như nhức đầu và đau bụng khi ở trường;
- Thường xuyên nổi giận hay nài nỉ.
Nguyên nhân của hội chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Sự lo lắng thường phát triển sau khi bé bị căng thẳng hoặc chấn thương có ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống như ở trong bệnh viện, cái chết của người thân hay vật nuôi hoặc một sự thay đổi về môi trường sống (di chuyển đến một ngôi nhà mới hay một sự thay đổi trường học). Bé được bố mẹ bảo vệ quá mức rất dễ mắc phải hội chứng này. Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng rối loạn lo âu chia ly thường có các thành viên trong gia đình mắc chứng lo âu hay những rối loạn tâm lý khác. Từ đó cho thấy rối loạn này có thể di truyền.
Điều trị hội chứng rối loạn lo âu chia ly
Hầu hết các trường hợp nhẹ của rối loạn lo âu chia ly không cần điều trị y tế. Trong những trường hợp nặng hơn hoặc khi trẻ không chịu đi học, việc điều trị có thể là cần thiết. Mục tiêu điều trị bao gồm giảm sự lo lắng, tạo một cảm giác an toàn cho trẻ và những người chăm sóc. Bên cạnh đó giáo dục trẻ em và gia đình / người chăm sóc về sự cần thiết của việc tách rời một cách tự nhiên. Các phương pháp điều trị là bao gồm:
- Điều trị tâm lý: liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn lo âu chia ly. Trọng tâm của việc điều trị là để giúp trẻ chịu được việc tách rời người chăm sóc mà không gây đau khổ hay có bất kì sự can thiệp nào. Liệu pháp tâm lý được gọi là nhận thức hành vi để định hình lại tư duy của bé nhằm giúp con có các hành động thích hợp hơn. Các liệp pháp về gia đình cũng giáo dục cho thành viên trong gia đình về rối loạn và giúp hỗ trợ bé tốt hơn trong thời kỳ trải qua hội chứng rối loạn;
- Thuốc: bố mẹ có thể cho bé dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để điều trị các trường hợp nặng của rối loạn lo âu chia ly.
Cách để phòng tránh hội chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Không có cách nào để ngăn ngừa rối loạn lo âu chia ly nhưng nếu bố mẹ nhận ra và giải quyết khi các triệu chứng xuất hiện có thể giảm thiểu căng thẳng và ngăn ngừa việc bé không chịu đi học. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tăng cường tính độc lập và lòng tự trọng của con thông qua việc hỗ trợ bé để ngăn ngừa chứng lo âu trong tương lai.
Xem thêm
- Tâm lý trẻ em – Những sai lầm của cha mẹ Việt khiến con phát triển không cân bằng
- Tìm hiểu tâm lý trẻ 2 tuổi để nuôi dạy con đúng phương pháp
- Hành vi tuổi teen – đâu là ranh giới cha mẹ nên bỏ qua và không nên bỏ qua?