Biểu hiện và cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị dị ứng thời tiết có những biểu hiện nào? Nguyên nhân vì sao? Ba mẹ có thể làm gì để xử lý khi con yêu bị tình trạng này? Có cách nào để phòng ngừa không? 

Thế nào là dị ứng thời tiết?

Dị ứng là tổng hợp những phản ứng thể hiện hệ thống miễn dịch của chúng ta đang bị ảnh hưởng. Và dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh, độ ẩm thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí.

Và nguyên nhân là do rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể. Cơ chế sản sinh histamine cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.

Biểu hiện khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Có khá nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng thời tiết, tuỳ vào cơ địa của từng em. Nhưng các biểu hiện dưới đây là phổ biến:

Phát ban

Xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng mặt, tay và chân. Những vùng phát ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu. Nó sẽ làm cho trẻ sơ sinh quấy khóc. Và trẻ nhỏ thực hiện động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.

Viêm mũi dị ứng

Rất dễ xuất hiện ở các bé có cơ địa quá nhạy cảm khi thời tiết thay đổi. Các bé sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nổi mề đay cấp tính

Đây là triệu chứng nguy hiểm khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Chàm bội nhiễm

Khi có biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gàu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.

Khò khè, ho hoặc khó thở

Các triệu chứng đặc biệt hay gặp ở trẻ em, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị dị ứng thời tiết lâu ngày có thể liên quan mật thiết tới một số bệnh lý như hen suyễn, eczemaviêm mũi dị ứng nên bạn cần lưu ý.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng thời tiết hơn?

Ở trẻ sơ sinh, khi trẻ bị dị ứng thời tiết thì thường xuất hiện tập trung ở vùng da mặt hoặc toàn thân. Trẻ còn nhỏ và da cực kỳ nhaỵ cảm và khá non nớt nên càng dễ bị dị ứng hơn. Đặc biệt là khi thời chuyển giao mùa.

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

  • Giữ cho cơ thể của bé ở nhiệt độ ổn định nhằm tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột và tình trạng nặng hơn.
  • Mặc đồ mỏng nhẹ, thoải mái, mềm mại và dễ thấm mồ hôi, nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và hạn chế các vết ửng dị ứng lan rộng khắp cơ thể.
  • Luôn vệ sinh cơ thể và bé luôn trong tình trạng sạch sẽ và khô thoáng.
  • Bôi kem dưỡng ẩm không chứa chất tạo mùi để giữ ẩm làn da con yêu.
  • Hạn chế không để cho trẻ bị dị ứng thời tiết gãi lên những vùng da bị mẩn, ngứa. Trẻ sơ sinh thì ba mẹ có thể đeo bao tay cho con. Đối với bé lớn hơn thì hãy cắt móng tay cho trẻ.
  • Tăng cường sức đề kháng cho con thông qua chế độ dinh dưỡng. Bổ sung thêm các Vitamin, dưỡng chất cần thiết như: nước cam, dưa hấu, bưởi,…
  • Đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý đúng cách

Hạn chế tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ như thế nào?

  • Giữ môi trường sống của con thông thoáng và sạch sẽ.
  • Thường xuyên giặt giũ sạch sẽ chăn nệm bé nằm ngủ.
  • Không giữ con trong nhà suốt mà nên cho bé ra ngoài để làm quen với thời tiết. Nhưng phải luôn chuẩn bị cẩn thận cho con.
  • Khi thời tiết thay đổi, hãy quan sát phản ứng của bé để hiểu về cơ thể con nhiều hơn.
  • Tăng sức đề kháng cho con qua chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao.
  • Luôn cập nhật kiến thức và tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên môn để giúp ba mẹ bớt lo lắng.

Tại Việt Nam, tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết không phổ biến nhiều như các nước phương Tây nên còn khá ít thông tin cho các bậc cha mẹ. Hãy luôn tìm đến những nguồn thông tin chính thống, hỏi bác sĩ hay cộng đồng xung quanh để được giúp đỡ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu