Biện pháp cho trẻ suy dinh dưỡng: 3 bước cần thiết dành cho cha mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biện pháp cho trẻ suy dinh dưỡng, cách cải thiện tốt nhất cho tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ là cần kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và vận động đúng cách.

Suy dinh dưỡng ở trẻ và những hậu quả lâu dài về sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng là mối đe dọa đơn lẻ nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo đó, có đến 45% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do suy dinh dưỡng gây ra.

Nếu không kịp thời cải thiện tình hình, suy dinh dưỡng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ như:

  • Trẻ bị suy yếu hệ miễn dịch: Do đó trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn bao giờ hết. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
  • Gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ: Khi cơ thể trẻ không thể hấp thụ đủ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.
  • Sức khỏe của trẻ bị tổn thương: Thiếu các vi chất khiến sức khỏe của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Ví dụ, thiếu vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; trong khi đó, thiếu protein và kẽm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Các biện pháp cho trẻ suy duy dưỡng - Làm thế nào để cải thiện sức khỏe và cân nặng cho trẻ 

Đối với trẻ suy dinh dưỡng khi chăm sóc cần chú ý theo các hướng dẫn sau:

Vệ sinh ăn uống

  • Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn.
  • Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…
  • Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân

  • Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.
  • Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
  • Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.
  • Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn.

Đặc biệt cần phải để ý để tránh cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Chế độ ăn uống đối với trẻ suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ cần áp dụng nguyên tắc cải thiện về bữa ăn và lượng ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như sau:

  • Ăn nhiều bữa trong ngày, những ngày đầu cứ 2 tiếng cho ăn 1 lần.
  • Nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
  • Ăn tăng dần calo (từ 75 - 100 - 150 - 200 kcal/ kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 120 kcal/ kg/ ngày.
  • Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.
  • Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.
  • Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

Bổ sung vitamin cho trẻ 

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, do đó cần bổ sung:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  •  Các loại Vitamin tổng hợp.
  • Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
  • Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ).

Biện pháp cho trẻ suy dinh dưỡng - Trẻ cần được vận động hợp lý

Hoạt động giúp cân bằng mức năng lượng mà bé đã hấp thụ và mức năng lượng mà bé đã tiêu hao, giúp bé không bị thừa năng lượng dẫn đến tăng cân, béo phì.

Đối với các bé ốm yếu thì sau khi vận động để đốt cháy năng lượng bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn và hệ tiêu hóa cũng được cải thiện giúp bé dễ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nhanh chóng tăng cân hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy, trẻ nên được vận động ở không gian ngoài trời với số giờ tùy theo độ tuổi:

  • từ 2 – 4 tuổi trẻ nên vận động khoảng 1 tiếng 1 ngày
  • chia khoảng thời gian này thành các giai đoạn khác nhau trong ngày để bé không quá mệt vì phải vận động quá nhiều.

Quan trọng nhất vẫn là cha mẹ nên trở thành người bạn đồng hành cùng con để các bé lấy đó làm hình mẫu mà noi theo, từ đó việc dạy bé thói quen tạp thể thao cũng trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương