Đừng xem thường những biến chứng tay chân miệng hay gặp ở trẻ, nhất là khi đang vào mùa cao điểm của bệnh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng tay chân miệng ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường. Cùng tìm hiểu những hậu quả khi bệnh này trở nặng và cách ngăn ngừa.

Những biến chứng tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie gây nên và rất thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Virus khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương da và niêm mạc. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng tay chân miệng, đe doạ tính mạng trẻ.

Mất nước

Ở trẻ nhỏ, cơ thể con rất dễ bị mất nước nếu không bú/ăn đủ vì đau miệng. Hãy cố gắng ngăn ngừa mất nước bằng cách đảm bảo bổ sung đầy đủ chất lỏng cho con. Nếu mất nước nghiêm trọng, có thể cần truyền dịch tĩnh mạch (IV).

Biến chứng về thần kinh

Khi để bệnh con trở nặng thì biến chứng tay chân miệng có thể liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy.

Những triệu chứng cho thấy bé đang có những biến chứng về thần kinh là:

  • Rung giật cơ (giật mình chới với): Co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa;
  • Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược;
  • Rung giật nhãn cầu;
  • Tăng trương lực cơ;
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp);
  • Liệt dây thần kinh sọ não;
  • Hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Biến chứng tay chân miệng về tim mạch, hô hấp

Những biến chứng này bao gồm: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch.  Để nhận biết dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh tay chân miệng của con đang tệ, ba mẹ hãy để ý những triệu chứng sau:

  • Mạch nhanh (trên 150 lần/phút);
  • Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây);
  • Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể (tay hoặc chân,…);
  • Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao (chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg (đối với trẻ dưới 1 tuổi), ≥ 115 mmHg (đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi), ≥ 120 mmHg (đối với trẻ trên 2 tuổi). Giai đoạn sau: Không đo được mạch và huyết áp;
  • Khó thở: Bệnh nhi thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều;
  • Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.

Rụng móng tay và móng chân

Rất hiếm trường hợp bị mất móng tay hoặc móng chân sau khi mắc bệnh tay chân miệng. Hầu hết các báo cáo về rụng móng tay và móng chân là ở trẻ em. Trong những trường hợp được báo cáo này, người bệnh thường bị mất móng trong vài tuần sau khi bị bệnh. Nhưng ba mẹ không phải lo lắng nhiều vì móng sẽ tự mọc lại.

Các dấu hiệu cho thấy con yêu đang gặp biến chứng tay chân miệng

Nên đưa bé đi bác sĩ hay đến trung tâm y tế lập tức khi có những dấu hiệu:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Giật mình chới với (thường khi bắt đầu thiu thiu ngủ);
  • Run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.
  • Ngủ nhiều, li bì;
  • Thở mệt;
  • Khóc khan;
  • Da nổi bông, lạnh tứ chi;
  • Mạch nhanh;
  • Huyết áp cao.

Biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng

  • Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã và trước khi chế biến thức ăn và ăn uống. Khi không có xà phòng và nước, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel được xử lý bằng cồn diệt vi trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ và khử trùng các khu vực chung và nơi bé nằm.
  • Thường xuyên vệ sinh núm vú giả và đồ chơi của bé.
  • Chỉ cho trẻ cách thực hành và cách giữ gìn vệ sinh cho bản thân. Giải thích cho trẻ tại sao tốt nhất là không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.

Cách ly những người lây nhiễm. Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi đang có các dấu hiệu và triệu chứng. Không cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến nhà trẻ hoặc trường học cho đến khi hết sốt và vết loét miệng lành.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu