Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung mẹ nhất định không nên xem thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung là điều hoàn toàn có thể xảy ra đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu.          

Mang bầu là thiên chức của người phụ nữ. Khi đã có bầu, đó là cả một bầu trời hạnh phúc với mẹ. Song, không phải lúc nào mọi chuyện cũng theo ý muốn. Có những khi sảy thai, thai sinh non. Thậm chí, thai chết lưu cũng hoàn toàn có thể.

Thế mới thấy, có bầu đã khó. Giữ được con còn khó hơn. Nhất là khi thai không nằm trong tử cung của người mẹ. Khi đó, việc mổ lấy thai cũng có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều nguy hiểm.

Mang thai ngoài tử cung

Đây là hiện tượng thai làm tổ sai vị trí. Vị trí làm tổ chính xác của thai là tại buồng tử cung. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nào đó làm khối thai không di chuyển xuống buồng tử cung được. Dẫn đến việc làm tổ tại các vị trí khác như vòi tử cung, buồng trứng, ống cổ tử cung hoặc các vị trí khác trong ổ bụng. Thậm chí là ngoài ổ phúc mạc.

Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm

Ước tính có tới 95% chửa ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung (55% ở loa, 25% ở eo, 17% ở đoạn bóng và chỉ 2% đoạn kẽ). Chỉ có 5% còn lại làm tổ và phát triển tại các vị trí khác. Việc thai không được làm tổ đúng vị trí gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người mẹ.

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ chửa ngoài tử cung tăng có liên quan với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo phá thai, sử dụng một số biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung hay mẹ lớn tuổi… Người có chửa ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị chửa ngoài tử cung lại.

Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung

Thông thường, khi mang bầu, người phụ nữ sẽ đi lại khó khăn và mệt mỏi hơn. Song, vẫn có những dấu hiệu cho thấy mẹ chửa ngoài tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết bằng mắt

Trong trường hợp chửa ngoài tử cung chưa vỡ, đó sẽ là:

Đau bung là dấu hiệu đầu tiên của thai ngoài tử cung

– Chậm kinh. Sau đó thử nước tiểu thấy có thai.

– Đau bụng: Đau vùng hạ vị, đau âm ỉ. Có khi đau quặn thành cơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Ra huyết kéo dài: Thường sau chậm kinh vài ngày, huyết ra thường ít, màu nâu đen, socola, có khi lẫn màng.

Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, những dấu hiệu sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều:  

– Đau bụng đột ngột, dữ dội. Người bệnh vã mồ hôi khắp người.

– Triệu chứng mất máu cấp: Da xanh, niêm mạc nhợt. Chân tay lạnh, mạch nhanh. Huyết áp tụt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông qua xét nghiệm để phát hiện thai ngoài tử cung

Cũng có thể thông qua xét nghiệm cận lâm sàng để biết mẹ bầu có chửa thai ngoài tử cung hay không. Trong đó dựa vào các yếu tố:

Xét nghiệm có thể giúp phát hiện ra vấn đề

– Định lượng βhCG máu: Trên 60%, phụ nữ mang thai có nồng độ βhCG tăng gấp đôi sau 48 giờ. Nếu lượng βhCG không tăng. Kết hợp với siêu âm không thấy thai trong tử cung. Vậy thì khả năng chửa ngoài tử cung rất lớn.

– Progesterone huyết thanh: Nồng độ progesterone thấp hơn trong chửa ngoài tử cung. Nếu nồng độ progesterone < 5ng/ml thì có nghi ngờ thai bất thường. Cần kết hợp các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.

– Siêu âm qua đường bụng và âm đạo: Kết quả siêu âm bất thường như không có hình ảnh túi ối trong buồng tử cung. Có vùng âm vang không đồng nhất. Ranh giới rõ, kích thước nhỏ cạnh tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Siêu âm Doppler: Kết quả siêu âm có dấu hiệu vòng lửa. Số ít trường hợp có thể nhìn thấy khối có kích thước lớn hơn, có hình ảnh vang thai. Hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.

Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung

Sau khi xác định được, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Trong đó, phương pháp phổ biến nhất là mổ, phẫu thuật. Song, phương pháp nào cũng để lại ít rủi ro. Những biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung có thể đến với mẹ bầu bất cứ lúc nào.

Sốt cao là biến chứng dễ nhận thấy nhất

Sốt cao là một trong những biến chứng khó lường sau khi mổ thai ngoài tử cung. Nhiệt độ lên cao có thể do vết mổ chưa lành. Có thể bị viêm nhiễm hoặc bị bục chỉ. Nếu chị em cảm thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, choáng váng… phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Vết mổ bị sưng, đỏ, nóng và đau

Biến chứng này có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Vết mổ bị sưng, đỏ nóng và đau. Nhất là với những người không giữ vệ sinh cá nhân. Đừng coi thường!

Sau mổ, vết mổ có thể sưng tấy, đỏ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bởi nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Ngoài ra khi vết mổ bị sưng, đỏ, nóng và đau có thể dẫn nhiều hệ lụy khác nữa như chảy máu, gây hậu quả khôn lường về sau.

Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung: Đau bụng nhiều

Đau bụng nhiều cũng là một trong những biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung. Đau bụng nhiều cũng có thể do vết mổ chưa lành. Bị sưng tấy lên và bục ra gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Chảy máu bên trong cũng là biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung

Chảy máu bên trong là vấn đề rất nguy hiểm. Hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng mẹ bầu. Nếu chảy máu nhanh và ra nhiều, không kịp đến bệnh viện, có thể mẹ sẽ bị tử vong. Đây thực sự là biến chứng nguy hiểm chị em phải hết sức cẩn thận. Chị em nên theo dõi thường xuyên sức khỏe của mình cho đến khi sức khỏe được phục hồi hoàn toàn.

Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung và những lưu ý

Nghỉ ngơi! Đó là thứ mẹ cần nhất sau khi phẫu thuật. Dành thật nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài ra, phải tuân thủ tuyệt đối những vấn đề sau:

Cẩn trọng khi có dấu hiệu đau bụng sau phẫu thuật

– Không lao động quá sức. Không tham gia các hoạt động thể lực

– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc

– Chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học. Bổ sung đầy đủ và phối hợp các loại rau xanh, hoa quả cùng các thực phẩm như trứng, cá, thịt lợn, thịt gà. Tránh ăn một số thực phẩm dễ gây xuất huyết. Ví như gừng và một số thực phẩm khác như nha đam, đu đủ xanh, hải sản.

– Không uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích

– Nói không với quan hệ vợ chồng cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn

– Tuân thủ chỉ định thuốc điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng

Lời kết

Có con, ai cũng mong muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh. Song, nếu trường hợp mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu lại càng phải cẩn thận. Nhất là với những mẹ bầu có cơ địa đặc biệt, thể trạng yếu. Giữ con như giữ tính mạng mình, mẹ nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE