Biến 3 cô con gái nhỏ trở thành đối tượng thí nghiệm, ông bố không ngờ 30 năm sau nhận về một kết quả khó tin

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến 3 cô con gái nhỏ trở thành đối tượng thí nghiệm, ông bố không ngờ 30 năm sau nhận về một kết quả khó tin. Hãy cùng theo dõi nhé!

Biến 3 cô con gái nhỏ trở thành đối tượng thí nghiệm

Laszlo Polgar (sinh ngày 11/5/1946) là một giáo viên cờ vua và nhà tâm lý học giáo dục người Hungary. Ông cũng là cha của 3 thần đồng cờ vua nổi tiếng Susan, Sofia và Judit. Cả 3 cô con gái của ông đều là những đại kiện tướng của bộ môn này, nhiều lần giành được những thành tích cấp thế giới.

Được biết, thành công của 3 cô gái là nhờ vào một thí nghiệm đặc biệt của ông Polgar. Người bố này đã quyết định áp dụng 1 thí nghiệm có tên “nuôi trồng thiên tài” lên các con.

Đứa trẻ nào cũng có thể trở thành thần đồng?

Những năm 1960, ông Polgar đang là giảng viên tâm lý tại một trường đại học. Thời gian này ông đọc và nghiên cứu rất nhiều cuốn sách. Một lần, Polgar đọc được giả định của nhà tâm lý học người Mỹ John Watson.

Watson phát biểu: “Hãy cho tôi một tá những đứa trẻ khoẻ mạnh, tôi có thể nuôi chúng thành học giả xuất sắc hay những tên tội phạm tuỳ ý mình”. Polgar khi đó cực kỳ ấn tượng với câu nói của Watson và quyết định thực hiện điều này lên chính những đứa con của mình trong tương lai. Thí nghiệm này được gọi là “nuôi trồng thiên tài” hay “thí nghiệm Polgar”.

Bắt tay vào thực hiện thí nghiệm

Năm 1965, ông Polgar quen một giáo viên người Ukraina tên Klara. Polgar thẳng thắn chia sẻ với bạn gái về dự định của mình và được chấp nhận. Cả hai kết hôn năm 1969 và sinh con gái đầu lòng cùng năm. Sau đó cả hai đón chào thêm con gái Sofia và Judit vào các năm 1974, 1976.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong những năm đầu đời của cô con gái cả, Polgar không can thiệp mà cố gắng quan sát để khám phá, nhận ra con thích thứ gì. Cuối cùng vào một ngày nọ, con gái của vợ chồng ông Susan khi ấy 3 tuổi rưỡi lôi một bộ cờ vua ra từ ngăn kéo và say mê nghịch.

Cả hai sau đó nhất trí rằng Susan thích cờ vua và quyết đào tạo con chơi bộ môn thể thao trí tuệ này. Với 2 cô con gái sau, Polgar cũng hướng con tới cờ vua. Polgar không cho các con đi học mà mời một giáo sư đến nhà dạy môn tiếng Anh, tiếng Đức và toán học tiên tiến, chỉ học và sau đó đi thi định kỳ lấy chứng chỉ. Ông cũng mua hơn 6.000 cuốn sách, những trò chơi về cờ vua và treo đầy chân dung của các nhà vô địch trong bộ môn này khắp nhà.

Mỗi ngày, các con của Polgar dành 5-6 tiếng chơi cờ, sau khi chơi bóng bàn, dậy sớm tập thể dục,… để nâng cao sức khoẻ. Cả 3 cô gái phải thức dậy từ 6h00 sáng và ngủ vào lúc 10h00 giờ tối. Ngoài ra cả ba không được xem tivi, ngoại trừ những bản tin về các trận đấu cờ vua và các bài giảng cờ quốc tế được phát sóng trên truyền hình quốc gia Hungary, các chương trình khoa học và giáo dục liên quan đến nghiên cứu văn hoá.

Không ép buộc mà dẫn dắt con đến cờ vua

Đối với con gái cả Susan, cô bé yêu thích bộ mộ cờ vua một cách tự nhiên. Còn Sofia và Judit thì ông Polgar quyết định phải dẫn dắt một cách thật tinh tế. Năm Sofia 5 tuổi và Judit 4 tuổi, Polgar quyết định bắt đầu làm thí nghiệm “nuôi trồng thiên tài” với các con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không bắt ép, Polgar đã làm 1 thủ thuật tâm lý nhỏ khiến 2 cô con gái thứ say mê cờ. Theo đó mỗi khi Susan chơi cờ, ông Polgar thường để con vào phòng riêng và đóng kín cửa. Sofia và Judit ban đầu không quan tâm nhưng dần dần cũng tò mò.

Một ngày nọ, Judit hỏi bố: “Tại sao chị Susan luôn vào phòng vài giờ rồi đóng kín cửa? Chị đang chơi gì trong phòng thế ạ?”. Polgar nói: “Susan đang chơi trò chơi cờ vua, đó là một trò chơi con chưa từng chơi”. “Tại sao Sofia và con không thể đi chơi với chị?” Judith hỏi. “Vậy con học chơi cờ đi để vào phòng chơi với chị”, ông Polgar “nhử” con.

Vậy là bằng một cách đơn giản, người bố này đã kích thích sự tò mò, đam mê cờ vua của các con. Đây được xem là “hiệu ứng ngang hàng”. Theo đó những đứa em thường tò mò trước những gì anh chị làm. Nếu anh chị gương mẫu, em sẽ noi theo.

Thành quả thí nghiệm khiến dư luận sững sờ

Nhiều năm sau, các con của ông Polgar đều trở thành những tên tuổi lẫy lừng trong làng cờ vua. Susan, trở thành thần đồng nổi tiếng trong lịch sử cờ vua Hungary. Cô là nhà vô địch cờ vua thế giới giải nữ từ năm 1996 đến năm 1999, giành 10 huy chương Olympic (5 vàng, 4 bạc và 1 đồng)… Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử phá vỡ rào cản giới bằng cách đủ điều kiện tham gia Giải vô địch thế giới cờ vua nam năm 1986.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sofia, giành chức vô địch quốc gia khi 7 tuổi, Á quân giải vô địch cờ vua thế giới năm 1994. Cô cũng từng được xếp hạng là kỳ thủ nữ mạnh thứ sáu trên thế giới.

Trong khi đó Judit là người thành công nhất. Cô trở thành đại kiện tướng năm 15 tuổi. Năm 2005, cô là người phụ nữ duy nhất được chọn để tham gia một giải đấu vô địch thế giới. Judit cũng là người phụ nữ có hệ số ELO đứng đầu trên thế giới từ tháng 1/1989 cho đến tháng 8/2015. Cô được công nhận là nữ cờ thủ mạnh nhất thế giới từ trước đến nay.

Thí nghiệm của Polgar dù gây ra nhiều tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận kết quả rực rỡ của nó. Về phía 3 cô con gái của Polgar, họ không hề phản đối thí nghiệm của bố và quyết định sẽ áp dụng thí nghiệm này lên các con của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Kênh 14

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu