Người mẹ bị viêm vú mủ trầm trọng vẫn cho con bú trước những cảnh báo của các bác sĩ

Summer Dawn Pointer, một bà mẹ 22 tuổi ở Mỹ bị viêm vú vẫn cho con bú, bất chấp áp lực y tế.Cô khẳng định nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người mẹ bị viêm vú vẫn cho con bú bất chấp áp lực y tế

Người mẹ khẳng định: “nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất”

Trong rất nhiều những vấn đề mà các bà mẹ cho con bú phải đối mặt, chẳng hạn như đau núm vú, căng tức ngực, có lẽ viêm vú là nghiêm trọng nhất. Đó là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú. Khi một bà mẹ bị viêm vú, các bác sĩ sẽ yêu cầu họ ngừng cho con bú, nhưng vì sao bà mẹ này lại không làm như vậy?

Summer Dawn Pointer, một bà mẹ 22 tuổi ở Mỹ bị viêm vú vẫn cho con bú, bất chấp áp lực y tế

Bà mẹ trẻ sinh cậu con trai của mình, Knox, vào tháng 5 năm 2017. Tuy nhiên, năm tuần sau, Summer nhận ra rằng ngực phải của cô đã xuất hiện một vết sưng đỏ.

Sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, cô được chẩn đoán viêm vú. Một bác sĩ khuyên cô nên ngừng cho con bú. Tuy nhiên, cô vẫn kiên trì cho con bú bất chấp cảnh báo, cô quyết tâm làm như vậy cho đến khi Knox được 18 tháng tuổi và có thể cai sữa.

Nói theo cách riêng của mình, Summer muốn cho Knox bú cho đến khi bé được ít nhất hai tuổi trở lên, nên cho bé tự lựa chọn việc có tiếp tục bú mẹ hay không. Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ chỉ dừng lại khi Knox sẵn sàng tự cai sữa.

Người mẹ bị viêm vú vẫn cho con bú Summer (hình trước khi phẫu thuật)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bác sĩ điều trị viêm vú cho người mẹ như thế nào?

Các bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh cho Summer khi cô được chẩn đoán viêm vú. Tuy nhiên, thuốc đã không có tác dụng. Sau đó, bà mẹ trẻ được chuyển đến một bác sĩ phẫu thuật vú, với ý định sẽ chích bỏ khối áp xe. Bác sĩ khuyên Summer nên ngừng cho con bú, “nhưng tôi đã khóc rất nhiều và nói với cô ấy rằng chúng tôi phải thử cách khác”, Summer nói.

Nghe điều này, bác sĩ phẫu thuật vú đã kê cho cô loại kháng sinh mạnh nhất. Người mẹ thậm chí còn nhận được hai đơn thuốc kháng sinh, trước khi bác sĩ phẫu thuật lấy ra được khối áp xe. Việc điều trị của cô đã ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, và cô được khuyên không nên cho con bú vì nó có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn.

Tiếp tục cho con bú bất chấp áp lực sức khỏe: “sữa mẹ là tốt nhất”

Tuy nhiên, ngay cả với những rủi ro về sức khỏe và áp lực y tế phải ngừng cho con bú, Summer cho biết cô vẫn cho con bú từ 8 đến 10 lần mỗi ngày. Người mẹ này đã cho con bú “bất cứ đâu, bất cứ khi nào”. Lúc đầu, cô cảm thấy khó khăn khi cho con bú vì điều đó không dễ dàng, nhưng sau đó mọi chuyện trở nên dễ chịu hơn.

Cô nói rằng nhiều người nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều tương tự cũng xảy ra với gia đình bạn trai của cô. Lúc đầu, họ nhận xét rằng Knox đã “quá lớn”. Tuy nhiên, họ không bình luận gì nữa sau khi được thông báo rằng Summer sẽ không thôi cho con bú đến khi Knox sẵn sàng.

“Rất may, chị cả và mẹ tôi, Connie, cũng như bạn trai của tôi rất ủng hộ việc làm này”

Bà mẹ trẻ cũng đăng tải những bài đăng cho con bú trên Instagram.

Cho đến nay, các bài đăng của cô chủ yếu thu hút được nhiều bình luận tích cực từ những người theo dõi, với một số ít phản bác khi cô khẳng định rằng ‘nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa mẹ tốt cho bé hơn sữa bò và nếu các bà mẹ khác không muốn cai sữa cho con thì đó cũng  không phải là vấn đề, Summer cho biết. Bà mẹ trẻ nói rằng cô muốn thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ đến nhiều bà mẹ hơn – đặc biệt là những người mới lần đầu làm mẹ.

Bà mẹ Mỹ Summer Dawn Pointer (trái), 22 tuổi, vẫn tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ Knox (phải) bất chấp áp lực y tế  Nguồn hình ảnh: Daily Mail screengrab

Viêm vú là gì?

Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng mô vú của phụ nữ đang cho con bú. Nó thường do vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua một vết nứt ở núm vú. Nó cũng có thể xảy ra nếu tình trạng tắc tia sữa không được xử lý đúng cách.

Thông thường, viêm vú chỉ ảnh hưởng đến một bên vú nhưng nếu một bà mẹ đã từng bị trước đó, cô ấy có thể sẽ bị lại lần nữa. Tình trạng này phổ biến nhất trong 2 đến 3 tuần đầu tiên nhưng có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn cho con bú nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm vú: Dấu hiệu và triệu chứng

Viêm vú có triệu chứng rất rõ rệt. Đó là vì bầu vú bị viêm không chỉ nhìn sẽ khác thường mà còn gây đau đớn cho người mẹ.

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm vú:

  • Ngực cứng, sưng
  • Ngực nóng, đỏ
  • Các vệt đỏ trên quầng vú
  • Sốt và ớn lạnh (từ 38,5 độ trở lên)
  • Mệt mỏi và cảm cúm, đau nhức cơ thể
  • Nhức đầu
  • Sữa mẹ giống như gelatin hoặc keo dính chảy thành dây
  • Có mủ hoặc máu trong sữa
  • Sữa mặn do tăng nồng độ natri
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Mủ chảy ra từ núm vú
  • Đau khi cho con bú

Điều trị

Mặc dù viêm vú khá đáng sợ, các bà mẹ không nên quá lo lắng. Đây là một bệnh nhiễm trùng có thể chữa được và sẽ không ảnh hưởng đến sữa mẹ hoặc mô vú. Nhiễm trùng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng:

  • Thuốc kháng sinh, là loại thuốc thông thường để điều trị viêm vú và có thể kéo dài 10 – 14 ngày. Không chỉ an toàn cho mẹ và bé bú, mà thuốc kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm vú và loại bỏ mủ từ bên trong mô vú. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đừng bao giờ tự uống thuốc! Thuốc kháng sinh nên được bác sĩ kê toa.
  • Thuốc giảm đau, như ibuprofen hoặc panadol, có thể làm giảm các triệu chứng viêm vú như sốt, sưng và đau. Uống thuốc hạ sốt nếu bạn bị sốt. Cũng giống như thuốc kháng sinh, điều quan trọng là bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phẫu thuật. Nếu ngực tiếp tục bị sưng, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ trên vú để thoát mủ bằng tay. Điều trị này rất hiệu quả và có hiệu quả gần như ngay lập tức.
  • Các biện pháp hỗ trợ khác, như:

  • Nghỉ ngơi trên giường nhiều, đặc biệt là khi họ đang bị sốt và mệt mỏi.
  • Chườm ấm và mát xa vú giúp giảm sưng.
  • Uống nhiều nước và ăn đủ chất dinh dưỡng.
  • Không làm việc nhà nhiều và nên nhờ người giúp đỡ.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết là hữu ích. Bạn nghĩ gì về việc cho con bú mặc cho áp lực sức khỏe của người mẹ này? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong mục comment ​​dưới đây nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo: sg.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca