Nguyên nhân và cách khắc phục bị khô âm đạo khi mang thai
Bị khô âm đạo khi mang thai khiến nhiều chị em hoang mang và lo lắng. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách xử lý như thế nào?
Nguyên nhân mẹ bầu hay bị khô âm đạo khi mang thai?
Thông thường, âm đạo vẫn ẩm và co giãn do có một lớp màng nhầy có trong ống âm đạo. Lớp màng nhầy này bao phủ âm đạo với một lớp chất lỏng trong suốt.
Khi mang thai, hormone dao động khiến nồng độ estrogen mất cân bằng và ảnh hưởng đến hoạt động của màng nhầy, dẫn đến khô âm đạo. Điều này khiến âm đạo sau đó trở nên khô và ngứa.
Việc không có độ ẩm và không có chất nhầy trong âm đạo cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục vì gây đau khi quan hệ. Bị khô âm đạo khi mang thai diễn ra phổ biến trong ba tháng đầu mang thai.
Tác hại của việc bị khô âm đạo khi mang thai
Đời sống tình dục giảm chất lượng
Ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp của việc bị khô âm đạo khi mang thai là chất lượng “cuộc yêu” của hai vợ chồng suy giảm. Điều này đặc biệt có thể khó khăn với nhiều chị em vì ham muốn tăng cao khi mang thai.
“Cô bé” bị khô hạn khiến việc giao hợp đau rát và khó chịu, dẫn đến việc khó thăng hoa và đạt cực khoái.
Dễ viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Vùng kín của phụ nữ được bảo vệ khỏi vi khuẩn khi độ PH nằm trong khoảng 3,8 – 4,6 độ. Đây là khoảng doa động của độ PH phù giúp vùng kín luôn được an toàn, không lo viêm nhiễm hay vi khuẩn phát triển tại đó.
Tuy nhiên, nếu bị khô âm đạo khi mang thai có thể khiến cho độ PH tại vùng kín mất cân bằng. Tình trạng mất cân bằng này làm tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ quan sinh sản và hệ thống đường tiết niệu nên dễ bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe phái nữ.
Làm teo âm đạo
Khi âm đạo bị khô khiến cho mép âm đạo khít vào nhau, đồng thời độ đàn hồi ở âm đạo cũng giảm theo khiến cho vùng kín ngày càng bị teo. Và teo âm đạo cũng là một nguyên nhấn khác khiến cho đời sống tình dục suy giảm. Hiện tượng này còn gây khó chịu vì kèm theo khô rát, ngứa ngáy và đau nhứt.
Cách khắc phục tình trạng bị khô âm đạo khi mang thai
Thăm khám bác sĩ
Việc đầu tiên và nên làm là đi thăm khám bác sĩ. Bác sĩ chuyên môn sẽ cho mẹ lời khuyên chính xác và hướng khắc phục.
Bác sĩ có thể kê toa một loại kem estrogen để chống khô da. Hoặc thoa dầu Vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm thích hợp ở vùng âm đạo để giữ ẩm.
Sử dụng chất bôi trơn
Để hạn chế việc khó sinh hoạt tình dục vì bị khô âm đạo, chị em có thể sử dụng chất bôi trơn hỗ trợ. Tuy nhiên, do vùng kín khi mang thai rất nhạy cảm nên chị em phải cẩn thận khi chọn và sử dụng chất bơi trơn.
Chất bôi trơn gốc nước thường được khuyên dùng vì an toàn và ít gây dị ứng. Nếu có cảm giác nóng rát, khó chịu khi sử dụng thì phải ngừng dùng ngay.
Với những chị em có tiền sử bị nấm âm đạo, thì không nên sử dụng vì thuốc bôi trơn có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Tránh sử dụng xà phòng thơm và sữa tắm để làm sạch khu vực âm đạo. Đồng thời cũng nên tránh ngâm bồn tắm với xà phòng, thụt rửa, và sử dụng dưỡng ẩm có mùi cho “cô bé”.
Luôn giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo. Có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về dung dịch vệ sinh có thể sử dụng khi mang thai. Mặc đồ lót cotton rộng, mềm và thấm nước. Tránh vải tổng hợp và đồ lót bó sát.
Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng vừa tốt cho sức khoẻ mẹ vừa giúp khắc phục việc bị khô âm đạo khi mang thai. Tăng cường chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm chứa Vitamin C, vitamin E và omega-3,…
Chất nhầy là 90% nước. Do đó uống đầy đủ và nhiều nước trong một ngày sẽ giúp âm đạo được bôi trơn tốt hơn.
Tình trạng “khô hạn” khi mang thai tuy cũng khá phổ biến nhưng gây khó chịu cho thai phụ. Nếu tình trạng này đi kèm theo chảy máu âm đạo hay đau bụng thì hãy lập tức đến bệnh viện thăm khám.
Xem thêm:
- Có nên dùng bao cao su khi mang bầu và cần chú ý gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi?
- Những điều cần mẹ cần biết để sex sau sinh an toàn và thăng hoa
- Bà bầu ăn bơ có tốt không? Cách bảo quản và chế biến bơ như thế nào?