Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy. Nơi đây được nhiều chị em tìm đến thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa.
Nội dung bài viết:
- Đi khám ở Bệnh viện y học cổ truyền trung ương có tốt không?
- Khám sản phụ khoa ở Bệnh viện y học cổ truyền trung ương
- Quy trình thăm khám
- 1 số lưu ý
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có tốt không?
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền lớn nhất cả nước. Các bệnh Sản phụ khoa có thể được điều trị hiệu quả bằng Đông y, nhiều bài thuốc của Bệnh viện Y học cổ truyền rất nổi tiếng, được nhiều chị em tin tưởng, đánh giá cao.
Xem thêm
Làm IUI ở Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và những điều cần biết
Bệnh viện đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất; trang thiết bị khám chữa bệnh; cải thiện quy trình khám chữa bệnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người bệnh. Bên cạnh phương pháp thăm khám bằng Y học cổ truyền, Bệnh viện còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại như: cộng hưởng từ MRI, cắt lớp vi tính CT-scan, Xquang, siêu âm doppler, siêu âm đầu dò…
Thông tin về bệnh viện
Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có nhiều khu khám (Khoa khám bệnh, Khám theo yêu cầu, Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao).
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc của Bệnh viện là thông tin rất quan trọng. người bệnh nên nắm được những thông tin này để đi khám hiệu quả:
- Nhận bệnh bắt đầu từ 7h00 – 16h00 (người bệnh nên đăng ký khám trước 15h00).
- Cấp cứu 24/24
- Khoa khám bệnh làm việc cả ngày từ Thứ 2 – Thứ 6
- Phòng khám theo yêu cầu làm việc buổi sáng từ Thứ 2 – Thứ 6
- Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao làm việc từ Thứ 2 – Thứ 6
Lưu ý: Khoa khám bệnh thường đông bệnh nhân hơn, thời gian làm thủ tục lâu hơn. Người bệnh phải đến từ rất sớm để lấy số khám đầu
Khám sản phụ khoa ở Bệnh viện y học Cổ truyền Trung ương
Khoa sản Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương mới đầu là tổ phụ khoa nằm trong khoa Nội, sau đó tổ phụ khoa được đưa sang khoa Ngoại. Năm 1966, tách từ khoa Ngoại phụ. Bệnh viện đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất; trang thiết bị khám chữa bệnh; cải thiện quy trình khám chữa nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Bên cạnh phương pháp thăm khám bằng y học cổ truyền, bệnh viện còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại như: cộng hưởng từ MRI, cắt lớp vi tính CT-scan, Xquang, siêu âm doppler, siêu âm đầu dò…
Từ 2005 đến nay, bệnh viện hợp tác với Bệnh viện Phụ sản Trung ương điều trị bệnh nhân trước và sau phẫu thuật bằng Y học cổ truyền đạt hiệu quả cao, góp phần nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Xem thêm
Chi phí các gói sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hạnh Phúc cho mẹ bầu tham khảo
Giá cấy que tránh thai trung bình tại các bệnh viện là bao nhiêu?
Bên cạnh các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tập luyện, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chủ yếu sử dụng các bài thuốc đặt, thuốc rửa hay thuốc uống được bào chế từ thảo dược tự nhiên để đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng phụ khoa và cải thiện các triệu chứng liên quan một cách an toàn.
Các bài thuốc được sử dụng sẽ tập trung vào công tác chữa trị can đờm thực hỏa, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm men, tạp khuẩn, ký sinh trùng tại vị trí bị tổn thương. Đồng thời, các bác sĩ còn kê thuốc giúp điều hòa khí huyết, nuôi dưỡng can, tỳ, thận, tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.
Khám những gì khi khám sản khoa?
- Chẩn đoán có thai hay không: Lần đầu khám thai, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không. Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm.
- Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ. Như các thói quen hằng ngày và những hoạt động tốt và không tốt cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..). Tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ (đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,…). Tìm hiểu công việc của người mẹ để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.
- Đo tử cung: Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo cũng như đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.
- Thực hiện một xét nghiệm liên quan:
- Nước tiểu: Khi khám thai lần đầu mẹ cũng được tiến hành kiểm tra lượng đường, protein,… trong nước tiểu.
- Máu: Xác định nhóm máu, số lượng hồng cầu trong lần khám thai đầu giúp phát hiện mẹ có bị thiếu máu hay không, xác định thành phần Rh,…
- Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan, HIV,…
- Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không
Quy trình thăm khám tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền
Đối với bệnh nhân khám theo yêu cầu
- Bước 1: Đăng kí khám bệnh. Mua sổ sau đó lấy số thứ tự, đóng tiền.
- Bước 2: Di chuyển tới phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Xếp hàng đợi gọi theo số thứ tự.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành khám bệnh. Nếu có xét nghiệm thì bệnh nhân cần ra quầy thu ngân đóng tiền. Sau đó tới khu lâm sàng để làm xét nghiệm.
- Bước 4: Quay trở lại phòng khám nhận kết luận từ bác sĩ khi đã có kết quả xét nghiệm.
- Bước 5: Bệnh nhân mua thuốc tại quầy thuốc theo toa mà bác sĩ đã chỉ định. Hoặc làm thủ tục nhập viện nếu bác sĩ yêu cầu.
Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế
- Bước 1: Đến bàn hướng dẫn để mua sổ khám bệnh (nếu chưa có). Điền đầy đủ thông tin cần thiết và lấy số khám bệnh.
- Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì tới quầy nhận bệnh nộp sổ. Sau đó nộp số giấy tờ cần thiết như thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư. (Trong trường hợp khám trái tuyến thì cần nộp kèm theo một bản photo các giấy tờ trên cùng với giấy chuyển viện).
- Bước 3: Di chuyển tới phòng khám theo hướng dẫn. Ngồi chờ tới lượt.
- Bước 4: Khám bệnh và thực hiện các chỉ định cần thiết.
- Bước 5: Làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu. Trở lại phòng gặp bác sĩ. Nhận kết quả và được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị.
- Bước 6: Tới quầy thu ngân thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc men, nhận lại thẻ bảo hiểm y tế và tới quầy chờ lấy thuốc.
Một số lưu ý trước khi đi khám sản phụ khoa ở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Để có kết quả chính xác, trước khi đi khám sản phụ khoa bạn cần nhớ một số điều sau:
- Thành thật trả lời các câu hỏi của bác sĩ. Để quá trình khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả nhất
- Không thụt rửa sâu âm đạo trong 24 giờ trước khi khám. Để đảm bảo việc xét nghiệm dịch âm đạo cho kết quả chính xác nhất
- Nên mặc quần áo rộng rãi và tốt nhất là mặc váy dài qua đầu gối
- Vệ sinh âm đạo bằng nước sạch, không dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ. Do mùi hương và hóa chất có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra
- Không tùy tiện sử dụng các thuốc đặt hay ngâm âm đạo
- Không đi khám phụ khoa trong những ngày kinh nguyệt. Thời điểm đi khám bệnh phụ khoa tốt nhất là sau khi dứt kinh là 3 ngày
- Nếu vùng kín của xuất hiện mụn rộp, vết lở loét thì nên giữ nguyên. Không bôi thuốc hay dùng tay nặn vùng bị mụn và viêm nhiễm
- Tránh quan hệ tình dục 2 đến 3 ngày trước khi đi khám bệnh phụ khoa. Do tinh dịch có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra
- Tham khảo bảng giá Bệnh viện Y học Cổ truyền để chủ động chuẩn bị về mặt tài chính trước khi thăm khám.
Xem thêm:
- Danh sách một số bệnh viện phụ sản tại TP. HCM
- Chi phí đi sinh tại 5 bệnh viện hàng đầu ở Hà Nội
- Top bệnh viện phụ sản quốc tế tại Hà Nội giúp mẹ yên tâm khi vượt cạn
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!