Bệnh tay chân miệng có lây không và một số lưu ý quan trọng cho các bậc phụ huynh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh tay chân miệng có lây không? Những lưu ý nào dành cho cha mẹ khi bé mắc phải căn bệnh này? Đó là mối bận tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh. Bởi đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của căn bệnh tay chân miệng khá đa dạng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bé. Hãy bớt chút thời gian để cập nhật thông tin về căn bệnh thường gặp tay chân miệng ngay sau đây.

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Hiện người ta đã phát hiện hai chủng virus gây nên căn bệnh này là Coxsackievirus và Enterovirus. Trong đó, chủng virus Enterovirus gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mức độ lây lan của bệnh tay chân miệng khá nhanh có nhiều khả năng bùng phát thành dịch.

Trẻ em là đối tượng thường bị mắc bệnh tay chân miệng.

Đối tượng thường mắc căn bệnh này là trẻ em ở nhóm giai đoạn dưới 3 tuổi. Lúc này trẻ đã bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh qua các hành động tập bò, tập đi,… Khi đi học tại các trường mầm non, nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn. Hàng năm tại Việt Nam ghi nhận hàng ngàn ca trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng. Hai mốc thời gian thường xảy ra dịch là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12.

Những con đường khiến bệnh tay chân miệng lây lan

Đáp án cho câu hỏi bệnh tay chân miệng có lây không đã có. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số con đường làm lây lan căn bệnh này. Theo các bác sĩ nhi khoa, bệnh tay chân miệng lây qua hai con đường chính là đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch mũi, phân, dịch từ bóng nước trên da,… của người mắc bệnh.

Khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi hoặc tiếp xúc chơi chung với nhau là con đường lây truyền nhanh chóng và thuận lợi. Điều lưu ý là virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại khá lâu bên ngoài. Đặc biệt là ở trong điều kiện nhiệt độ phòng. Chúng thường bám trên sàn nhà, đồ chơi, ly, chén,… Vì vậy, nếu để một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường như vậy, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Mẹ có thể phát hiện ra căn bệnh tay chân miệng ở trẻ qua các dấu hiệu ở lòng bàn tay, bàn chân. Hoặc các khu vực khác như: má, vòm họng, niêm mạc lưỡi,… Ban đầu trên cơ thể bé sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ. Sau đó, chúng bị vỡ ra và chảy dịch ra ngoài. Những vết thương trên da khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu và kém ăn rõ rệt.

Giai đoạn đầu của bệnh tay chân miệng, trên người trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước.

Đôi khi ở trẻ còn kèm theo triệu chứng nóng, sốt, hắt hơi, ho,… Một số trẻ còn bị mắc thêm chứng rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn ói và đi phân lỏng. Ở giai đoạn bệnh diễn tiến nặng, mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện lừ đừ, đi lại loạng choạng. Bé bỏ bú hay bị giật mình khi đang ngủ. Bên cạnh đó, trẻ thường bị sốt cao liên tục, khó hạ sốt. Lúc này mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gấp để chữa trị kịp thời. Chỉ chậm một lúc cũng có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Thậm chí dẫn đến tử vong.

Một số quan niệm sai lầm và những lưu ý dành cho các bậc phụ huynh

Quan niệm sai lầm về bệnh tay chân miệng

Dù tay chân miệng là căn bệnh thường gặp song không ít bậc phụ huynh vẫn có những quan niệm sai về nó. Đầu tiên đó là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ em. Trên thực tế, tay chân miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi và chủ yếu là đối tượng trẻ em. Bệnh không phải do virus viêm da gây nên như nhiều người vẫn nghĩ. Tay chân miệng do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Bên cạnh đó, nó có thể gây nên những biến chứng khác. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm không cao. Thông thường trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Một số tips lưu ý cho các bậc phụ huynh

Để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Thường xuyên tắm rửa, thay đồ cho trẻ mỗi ngày

– Cho trẻ ăn những thực phẩm an toàn được chế biến chín, đảm bảo vệ sinh

– Dạy trẻ không được cho tay lên miệng hay ngậm mút đồ chơi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Các vật dụng hàng ngày của bé nên được ngâm rửa với dung dịch sát khuẩn. Sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

 – Chú ý quan sát những biểu hiện, dấu hiệu bất thường của trẻ. Khi bé mắc bệnh cần nhanh chóng cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh sẽ biết được bệnh tay chân miệng có lây không. Đồng thời biết được cách lây lan và phòng tránh căn bệnh này. Những kiến thức về bệnh lý tay chân miệng là điều cần thiết mẹ nên biết để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

lantran