Báo động bùng dịch chân tay miệng tại TP.HCM, 1 tuần lên tới 640 ca

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần vừa qua, bệnh tay chân miệng bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ riêng tuần cuối tháng 9, các bệnh viện ghi nhận có tới 640 ca tay chân miệng, cao nhất từ đầu năm đến nay.

Tình hình dịch tay chân miệng bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh 

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ đầu năm đến nay TP.HCM ghi nhận 6.358 ca tay chân miệng tại 24 quận, huyện. Riêng tuần cuối tháng 9, thành phố ghi nhận 640 ca bệnh - cao nhất trong tất cả các tuần tính từ đầu năm đến nay.

Trung tâm cũng khuyến cáo "Đây là số liệu đáng báo động và chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để dịch không lây lan trên diện rộng".

Các số liệu cụ thể cho thấy, tại tp. Hồ Chí Minh, số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận, huyện, trong đó 4 địa phương có ca bệnh cao gồm quận 2, 7, 8 và huyện Bình Chánh.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên nắm vững những kiến thức về bệnh để có biện pháp đề phòng cũng như kịp thời nhận ra các dấu hiệu bệnh của con. Từ đó có cách chăm sóc phù hợp, giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng bùng phát cha mẹ cần nắm rõ

Bệnh tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng rất đặc trưng và dễ nhận biết. Sau khoảng 1 đến 2 ngày ủ bệnh, tay chân miệng thường sẽ khởi phát vào ngày thứ 3 với những triệu chứng phổ biến như:

  • Sốt
  • Trên da xuất hiện dấu hiệu vùng tổn thương như những mẩn đỏ, mụn nước tại các vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, bàn chân, trong khoang miệng, lưỡi,...
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn

    Loading...
    You got lucky! We have no ad to show to you!
    Quảng cáo

Khi mắc bệnh bên cạnh những triệu chứng phổ biến trên, trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện khác như đau miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí là trẻ còn có thể bị tiêu chảy nặng.

Cha mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu bị bệnh?

Các bác sĩ cho biết tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột enterovirus gây nên, lây truyền qua đường tiêu hóa. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu của bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, có trình độ chuyên môn cao để thăm khám kịp thời.

Điều này sẽ giúp bố mẹ có được những kiến thức quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh. Bên cạnh đó còn hạn chế được tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra một cách hiệu quả nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc trẻ ở nhà như thế nào khi bé bị bệnh chân tay miệng?

Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, sau khi đi khám, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà như sau:

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ nên chú trọng các loại thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng, không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay vì sẽ là trẻ đau miệng và họng hơn.

Có thể dùng thuốc hạ sốt và thuốc bôi theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực hiện vệ sinh, cách ly. Cha mẹ chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ lành.

Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.

Theo tuoitre.vn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương