Bệnh sùi mào gà ở nữ kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh và không để lại di chứng về sau?
Độ tuổi mắc bệnh sùi mào gà nhiều nhất ở nữ là độ tuổi 15-45. Khi mắc sùi mào gà, ở bộ phận âm đạo, gần hậu môn và khoang miệng của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn cóc. Chúng có màu trùng với màu da hoặc màu trắng, có thể mọc đơn lẻ hoặc theo cụm.
Thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở nữ
Phần lớn, bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục không an toàn. 90% bệnh sùi mào gà là do hai loại virus HPV 6 và HPV 11 gây ra. Thông thường, sau khi nhiễm virus từ 1 – 4 tháng, bệnh mới phát tác. Nhưng cũng có trường hợp phát bệnh lâu hơn thế. Ngoài ra, bệnh sùi mào gà còn lây từ mẹ sang con, lây qua vết thương hở. Thậm chí khi bạn ôm hôn thân mật với người bệnh cũng bị lây.
Bệnh sùi mào gà gây ra một số khó chịu về thể chất, chẳng hạn như nóng rát và ngứa. Thậm chí là người bệnh sẽ bị chảy máu khi quan hệ. Đa số các phương pháp điều trị sẽ gây đau, có nhiều tác dụng phụ và tốn kém.
Thay đổi lối sống sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ở nữ kiêng ăn gì? Câu trả lời là những thực phẩm có chứa arganine. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên và chăm sóc bản thân. Nhờ đó, hệ miễn dịch được tăng cường thì bệnh sùi mào gà sẽ thuyên giảm. Vì hệ miễn dịch sẽ tự nhiên loại bỏ virus nhiễm bệnh sùi mào gà theo thời gian.
Bệnh sùi mào gà ở nữ kiêng ăn gì?
Khi mắc sùi mào gà, bạn nên kiêng những thực phẩm dưới đây vì chúng chứa hàm lượng arganine cao. Từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát sùi mào gà trên cơ thể người mắc bệnh. Bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm làm suy yếu hệ miễn dịch.
Người bệnh nên kiêng sử dụng các loại hạt và đậu vì chúng chứa nhiều arginine. Ví dụ đậu phộng, hạt hướng dương, hạt vừng và những loại đậu khác. Ngay cả chế phẩm của chúng, bạn cũng không nên sử dụng.
Trong bia rượu cũng có hàm lượng arginine. Do đó sử dụng rượu bia cũng có thể kéo dài thời gian điều trị bệnh sùi mào gà. Bạn nên hạn chế thức uống này, tích cực uống nước lọc hoặc thức uống lành tính khác.
Ngũ cốc không có lợi với người mắc bệnh sùi mào gà. Bởi vì arginine trong ngũ cốc cũng rất dồi dào. Vì thế, bạn nên kiêng ăn ngũ cốc trong suốt thời gian mang bệnh.
Trà, cà phê hoặc soda vừa chứa caffein vừa chứa arginine cao. Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng chứa nhiều arginine. Đây cũng là các sản phẩm dễ khiến bệnh sùi mào gà bùng phát hoặc tái phát.
Cá hồng, cá hồi hoặc cá da trơn cỡ trung chứa từ 900-1.040mg arginine. Vì thế bạn nên hạn chế ăn các loại cá này.
Và để hệ miễn dịch được khỏe mạnh, bạn cũng nên kiêng những thực phẩm sau:
– Những thực phẩm có đường như bánh kẹo, nước ngọt.
– Những thức ăn chế biến sẵn như mì gói, thức ăn nhanh…
– Có bằng chứng cho thấy, kiêng thuốc lá giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch tốt, người bệnh sẽ dứt bệnh sùi mào gà.
Bệnh sùi mào gà ở nữ nên ăn gì?
Vitamin B giúp ngăn chặn sự lây lan và ức chế virus gây bệnh sùi mào gà. Hãy bổ sung nấm hương, mật ong, cà chua, rau chân vịt, tỏi vào thực đơn hàng ngày. Bởi lẽ đây đều là các loại thực phẩm rất giàu vitamin B.
Tăng cường hệ miễn dịch và nâng sức đề kháng sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian trị bệnh. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Bạn cũng nên ăn nhiều loại rau tươi có màu sáng và màu đậm. Ví dụ như khoai lang, cà rốt, bí, bí ngô, mơ, đào, bông cải xanh, cải xoăn, rau mầm và bắp cải… Những loại rau như cà chua, củ cải đường, việt quất… có nhiều lycopene. Chất lycopen có khả năng ngăn chặn quá trình oxi hóa, lão hóa tế bào và chống gốc tự do.
Các thực phẩm có vitamin A thịt cừu hoặc gan gà hàng tuần, cá thì hai tuần một lần. Nếu bạn đang ăn chay nên tăng lượng rau củ có màu cam.
Thay lời kết
Bệnh sùi mào gà ở nữ không dễ điều trị và cần rất nhiều thời gian. Người bệnh vì thế cần kiên trì và kỷ luật với bản thân. Ngoài chế độ ăn uống những loại thực phẩm phù hợp, bạn hãy thăm khám theo lịch bác sĩ chỉ định. Sự phối hợp tích cực của bạn sẽ giúp bệnh tình được điều trị dứt điểm.
Xem thêm
Bệnh sùi mào gà và cách chữa trị, phòng ngừa tối ưu nhất
Ung thư họng và tình dục qua đường miệng
Bệnh tình dục có thể tấn công lên não – Hiểm hoạ khôn lường nhưng ít người biết