Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Có phải kiêng gió và nước?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để con mau chóng khỏi bệnh và hạn chế mức độ lây lan? Có cần phải tránh gió như ông bà ta hay chỉ dạy? 

Nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Đây là dạng bệnhcó thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

Độ tuổi mắc bệnh: bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, các ca bệnh có chiều hướng tăng rõ rệt trong khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-12.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Giai đoạn ủ bệnh từ 3-7 ngày thường không có triệu chứng gì.

Giai đoạn đầu bệnh chân tay miệng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…

Vào giai đoạn toàn phát thì bé sẽ có những dấu hiệu sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • 1-2 ngày khi bắt đầu nhiễm bệnh, bề mặt da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài milimet.
  • Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành dạng bóng nước. Còn các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn cho con yêu mỗi khi nuốt.
  • Hơn thế nữa, những vết loét này cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục của trẻ.

Khi mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

  • Tiếp xúc với người khác, đặc biệt là các bé đồng trang lứa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con.
  • Đừng để con ăn uống không hợp vệ sinh và không rõ nguồn gốc.
  • Không cho con dùng chung khăn ăn, khăm tắm hay khắn tay với người khác, kể cả người thân trong nhà.
  • Tuyệt đối không cho con gãi hay chọc vào các bọng nước trên da.
  • Hoàn toàn kiêng và không tự ý sử dụng các loại thuốc tây hay thuốc nam mà không có thăm khám hay chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  • Không dùng các biện pháp dân gian được mách bảo như dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da tự chế nào đó.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gió hay không?

Nhiều quan niệm dân gian cho rằng khi mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ra gió và tiếp xúc với nước. Nhưng hiện nay, chưa có nghiên cứu hay cơ sở khoa học này chứng minh điều này là đúng.

Hãy đảm bảo cho bé được vệ sinh thân thể sạch sẽ, vì có như thế bé mới cảm thấy thoải mái, bớt khó chịu. Ngoài ra, gia đình cũng nên đảm bảo môi trường sống xung quanh con luôn sạch sẽ, hạn chế hay tránh hoàn toàn với không khí ô nhiễm và nước bẩn. Vì những yếu tố này sẽ khiến bệnh lan rộng hơn.

Chất thải của bé phải được xử lý đúng nơi, hợp vệ sinh. Đồng thời sử dụng bao tay khi thực hiện các thao tác vệ sinh đó. Thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa bệnh ra sao?

Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh chân tay miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Miễn sao ba mẹ thực hiện đầy đủ và đúng những lời khuyên ở trên. Tuy nhiên, vì sự an toàn cho sức khoẻ của bé, hãy đưa con đi thăm khám bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn tận tình nhất.

Nếu để con chuyển biến sang bệnh ở thể nặng thì có thễ kèm theo nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não cấp, phù phổi cấp. Trong trường hợp nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Làm sao ba mẹ biết được con bị nặng hay nhẹ để đưa đi bệnh viện ngay?

Như đã nói ở trên, dù bé đang ở bệnh thể nhẹ thì cũng nên đưa con đi thăm khám bác sĩ. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy bệnh chân tay miệng ở trẻ đã chuyển nặng hơn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Quấy khóc liên tục kéo dài cứ mỗi 15-20 phút, kể cả đêm.
  • Sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol.  
  • Tần suất trẻ bị giật mình cao hơn, ngay cả khi con đang vui chơi nô đùa.

Hơn hết, ba mẹ không nên chủ quan với bất kỳ tình trạng bệnh nào của con yêu, dù tỷ lệ tự khỏi cao và biến chứng ít. An toàn và phòng ngừa bệnh và biến chứng vẫn luôn là biện pháp tốt và thông minh nhất.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu