Bệnh béo phì ở trẻ em ảnh hưởng lớn như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh béo phì ở trẻ em là một trong các loại bệnh có tốc độ gia tăng nhanh ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Indonesia và Việt Nam. “Đại dịch” này gây ra rất nhiều nguy hiểm với trẻ em. Phụ huynh hãy tìm hiểu một số thông tin bổ ích về bệnh béo phì ở trẻ em để giúp chăm sóc cho con mình tốt hơn nhé!

Bên cạnh ung thư, đái tháo đường thì béo phì là “đại dịch” khiến nhiều người lo lắng

Béo phì là gì?

Thừa cân, béo phì hay gọi tắt là béo phì, theo tổ chức Y tế thế giới WHO, là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.        

Những biểu hiện của bệnh béo phì ở trẻ em

Bệnh thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số cơ thể BMI. Chỉ số này được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể của một người (Kg) chia cho bình phương chiều cao của người đó (m).

Một trong biểu hiện béo phì ở trẻ em là hiện tượng tích mỡ

Theo WHO, một người trưởng thành có chỉ số BMI trong khoảng từ 25-29,9 được xem là thừa cân. Người có chỉ số BMI >= 30 được xem là béo phì. Riêng đối với trẻ em (2-19 tuổi), chỉ số BMI được thể hiện dưới dạng phần trăm. Cụ thể: trẻ em có chỉ số cơ thể 85%-90% là thừa cân (nguy cơ béo phì) và chỉ số BMI >95% là béo phì.                                                                                                                                         Ngoài chỉ số cơ thể, biểu hiện của bệnh béo phì ở trẻ em còn là:

  • Gia tăng trọng lượng cơ thể bất thường;
  • Khối lượng mỡ tích tụ nhiều ở: eo, bụng, đùi, ngực;
  • Đau đầu gối;
  • Đau lưng;
  • Trầm uất;
  • Khó thở;
  • Ợ nóng;
  • Suy tĩnh mạch;
  • Vấn đề về da: nhão da, chảy xệ, xuất hiện các vết rạn da;
  • Kinh nguyệt không đều;
  • Huyết áp cao.

Nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh béo phì cho trẻ em. Thường là do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Di truyền: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba mẹ hoặc những người cận huyết có gene FTO gây thèm ăn, béo phì thì con cái có khả năng béo phì là rất cao;
  • Chế độ ăn uống: đây là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh thừa cân, béo phì. Trẻ háu ăn, thực phẩm hằng ngày chứa quá nhiều năng lượng, nhiều mỡ, nhiều đường. Đặc biệt, trẻ hay ăn các loại thứ ăn nhanh như Hambuger, gà rán… hay thức ăn chứa hàm lượng Gluten cao như bánh quy, bánh ngọt, pizza…
  • Lười vận động: bệnh béo phì ở trẻ em thường do các bé lười vận động khiến nguồn năng lượng dung nạp vào cơ thể không thể tiêu hao hết. Khi năng lượng trở nên dư thừa, chúng sẽ tích tụ thành mỡ ở bụng, mông, eo… gây béo phì;
  • Suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn, da khô;
  • Cường năng tuyến thượng thận (u nang hóa vỏ thượng thận);
  • Thiểu năng sinh dục;
  • Các bệnh về não: thường là tổn thương dưới đồi, sau di chứng viêm não;
  • Rối loạn chuyển hóa: các vấn đề về tâm lý hoặc về hô hấp.

Hãy là những bà mẹ thông thái, chọn thực phẩm tốt cho con

Ngoài ra, do sử dụng các loại thuốc chứa Corticoid dùng trong chữa bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc uống thuốc đông y có trộn lẫn Corticoid.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh béo phì nguy hiểm như thế nào?  

Thừa cân, béo phì là căn bệnh gây ra nhiều tác hại đối với trẻ em. Một số bệnh lý thường gặp do béo phì ảnh hưởng như:

  • Bệnh lý nội tiết-chuyển hóa: dậy thì sớm, mắc hội chứng đa nang buồng trứng (ở nữ giới), kháng Insulin, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường type 2;
  • Bệnh lý tim mạch: trẻ em béo phì thường có nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… ở tuổi trưởng thành;
  • Bệnh lý tiêu hóa: sỏi đường mật, gan nhiễm mỡ…
  • Bệnh lý hô hấp: mắc chứng ngưng thở do ngủ do tắc nghẽn, hội chứng thông khí do béo phì;
  • Bệnh lý cơ xương: trượt đầu trên xương đùi, chân vòng kiềng, tỷ lệ gãy xương cao, đau khớp thần kinh, đau cơ xương khớp, dị tật chi dưới hoặc khả năng di chuyển chậm;
  • Mắc hội chứng “giả u não”;
  • Ảnh hưởng đến da: da gai đen, rạn da;
  • Ảnh hưởng tâm lý: trẻ em mắc bệnh béo phì thường rất nhạy cảm với chỉ số cân nặng của bản thân và tâm lý yếu đuối trước những lời lẽ khiếm nhã xung quanh. Vì thế các bé dễ rơi vào trầm cảm.

Mẹo hay giúp mẹ bảo vệ bé trước bệnh thừa cân, béo phì

  • Hạn chế cho trẻ ăn những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo no có trong thức ăn nhanh;
  • Nên cho trẻ ăn 5 phần trái cây hoặc rau củ mỗi ngày, hạn chế các loại trái cây nhiều năng lượng như sầu riêng, xoài…
  • Hạn chế cho bé uống các loại nước có gas, các loại bánh kẹo có chứa nhiều thành phần Gluten như bánh quy, bánh ngọt…
  • Mỗi ngày nên cho trẻ hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời ít nhất 1 giờ;
  • Luôn nhắc nhở và giúp trẻ ngủ đủ giấc.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh béo phì của trẻ em, mong nó sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé cưng của mình.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

myngoc