Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi do lúc này hệ hô hấp và sức đề kháng của trẻ vẫn còn rất non yếu. Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh tình trạng này ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng khi thở, bé sẽ phát ra những âm thanh lạ hoặc tiếng khò khè nhưng mũi khô, không có nước mũi chảy ra. Đôi khi âm thanh này rất nhỏ, mẹ phải áp tai vào gần miệng hoặc cánh mũi của bé mới nghe được. Đặc biệt là trong khi bé ngủ, mẹ sẽ thấy tiếng thở rất lạ, có thể không đều và gần giống như tiếng ngáy nhẹ. Nhiều trường hợp, bác sĩ còn phải dùng ống nghe mới phát hiện được.

Nhiều bé thở khò khè thấy khó chịu, quấy khóc, bỏ bú làm mẹ cảm thấy khá lo lắng. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, mẹ nên cho bé đi khám để sớm có những can thiệp kịp thời.

Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?

Trẻ sơ sinh thở khò khè nhưng không chảy nước mũi có thể do 1 số nguyên nhân sau:

Trẻ bị bệnh hen suyễn

Hệ hô hấp của trẻ bị hen suyễn cực kỳ nhạy cảm nên rất hay bị tắc nghẽn không khí ở thanh quản, khiến trẻ phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây còn là triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản. Nó làm cho đường dẫn khí bên dưới của dây thanh âm bị hẹp đi, khiến cho âm thanh thở trở nên nặng nề hơn nhất là vào ban đêm, khi thời tiết thay đổi hoặc xuất hiện các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, thuốc lá…

Thở khò khè do dị ứng

Tình trạng trẻ bị tắc nghẽn đường thở do dị ứng phấn hoa, bụi bẩn hay một số thành phần hóa chất không tương thích cũng sẽ tạo ra âm thanh khò khè khi bé thở. Lỗ mũi của trẻ thường rất nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột rơi vào cũng có thể khiến cho đường thở bị thu hẹp lại.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mắc bệnh liên quan đến bệnh trào ngược thực quản

Khi bị trào ngược axit trong dạ dày, một lượng nhỏ thức ăn cũng bị tràn lên phổi gây sưng đường hô hấp, khi trẻ thở ra – hít vào phát ra âm thanh khò khè. Tình trạng này sẽ còn nặng hơn nếu như trẻ nằm ngửa sau khi ăn.

Trẻ khò khè, khó thở do nhiễm trùng

1 số bệnh nhiễm trùng vùng ngực, viêm đường hô hấp trên (cảm lạnh) cũng có thể gây ra tình trạng khò khè ở trẻ. Một số trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản còn có triệu chứng ho khan, nôn ngay sau khi ăn…

Dấu hiệu nguy hiểm khi bé thở khò khè nhưng có nước mũi mẹ cần phải lưu ý

Nếu bé thở khò khè, không chảy nước mũi nhưng vẫn ăn ngủ tốt, không bị giảm sút cân, không sốt thì mẹ không cần lo lắng bởi đó có thể là dấu hiệu sinh lý do bé bị ọc sữa và trớ sữa gây ra. Chỉ sau khoảng vài tháng là bé sẽ tự điều chỉnh lại được và hết khò khè.

Tuy nhiên nếu như bé không chịu bú, thường xuyên quấy khóc, bé cong người và có các dấu hiệu bệnh lý sau thì mẹ không nên chủ quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

  • Nhịp thở tăng liên tục (khoảng trên 60 lần/ phút).
  • Cố gắng để thực hiện các cử động để hít thở như lỗ mũi phập phồng liên tục để hít vào – thở ra và những cơ ở ngực của bé (phía dưới xương sườn) phải co kéo nhiều hơn lúc bình thường.
  • Xuất hiện triệu chứng da xanh tím: Điều này chứng tỏ máu không nhận được đủ oxy từ phổi, sẽ xanh tím đặc biệt ở môi và lưỡi.
  • Bé thường xuyên chán ăn, còi cọc hoặc hay bị nôn mạnh, phun thành vòi và không tăng cân.
  • Xảy ra các triệu chứng hôn mê nếu trẻ gặp vấn đề về phổi.
  • Phần lớn các trẻ sơ sinh bị suy hô hấp và bệnh phổi sẽ dẫn đến hiện tượng sốt cao.

Mẹ cần làm gì khi bé có hiện tượng này?

Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé thở khò khè nhưng không có nước mũi nên các mẹ cần bình tĩnh, chú ý quan sát cẩn thận các biểu hiện sinh lý cũng như bệnh lý của con để có thể đi thăm khám kịp thời.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Với những bé bị khò khè do trớ sữa hay ọc sữa thì mẹ không nên quá lo lắng. Với trường hợp này mẹ chỉ cần cho con bú lượng vừa đủ, chia thành nhiều cữ, không được bú quá no sẽ tránh bị trào ngược. Sau khi bé bú xong thì mẹ không nên cho bé nằm ngay, hãy bế trẻ ít nhất tầm 10 phút để xuôi sữa, vỗ lưng ợ hơi sau mỗi cữ bú.
  • Khi bé sơ sinh bị khò khè, các mẹ nên thực hiện vệ sinh mũi, cổ họng cho bé thật sạch sẽ, thông thoáng, tránh tình trạng bị ứ đọng đờm trong khoang mũi. Mẹ lưu ý chỉ nên rửa, hút mũi 1-2 lần/ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi làm tình trạng khò khè trở nên nặng hơn
  • Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ để hạn chế tình trạng bé bị khô mũi, vệ sinh phòng sạch sẽ, thoáng mát để tránh bụi bẩn. Mẹ có thể bôi tinh dầu tràm vào dưới lòng bàn chân của bé trước khi đi ngủ hoặc cho vài giọt tinh dầu vào chậu nước tắm cho bé sẽ tránh được sổ mũi, giúp cho mũi lưu thông, đồng thời giữ ấm cơ thể và làm bé dễ ngủ.
  • Ngoài ra mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc và nên cho con đi khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên để được bác sỹ tư vấn cách điều trị.

Tạm kết

Bé 0 – 3 tháng tuổi bị thở khò khè ngoài nguyên nhân chính là trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm thì bố mẹ cần kiểm tra xem gia đình có ai tiền sử về hen suyễn, lao phổi mạn tính không. Nếu tình trạng thở khò khè không có nước mũi kéo dài kèm với các triệu chứng của bệnh lý, ba mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra.

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi