Đặt xuống là khóc – Ý tưởng có một không hai cho mẹ chăm bé sơ sinh “quấn mẹ”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sơ sinh phải bế mới ngủ là điều đau đầu và đôi khi hơi “xì trét” với nhiều mẹ chưa dày dặn kinh nghiệm chăm con. Hãy xem mẹ bỉm sữa thông thái đã sáng tạo ra mẹo độc đáo như thế nào để giải quyết tình trạng này.


Vì sao có nhiều bé sơ sinh phải bế mới ngủ?

Trước kia các cụ bảo, trẻ còn nhỏ nên bám hơi mẹ là chuyện đương nhiên. Thế nên, rõ là đã bế ru gần tiếng đồng hồ, hơi thở đều đều như kiểu “ngủ say không còn biết trời đất gì nữa". Ấy thế mà vừa đặt xuống một cái là con lại khóc ré lên. Chu trình “bế-vỗ ru-đặt xuống-khóc” lại bắt đầu. Có những bà mẹ chọn giải pháp là thôi cứ ngồi bế cho con ngủ đến hết giấc.

Vậy là vì giấc ngủ của bé, mẹ đành chịu mệt. Sau sinh càng thêm xì trét, lại không có cả thời gian ăn mặc cho tươm tất thì nói gì đến chuyện làm đẹp.

Ngày nay, nhờ rất nhiều các công trình nghiên cứu về trẻ sơ sinh, các chuyên gia đã kết luận rằng. Hiện tượng bé sơ sinh phải bế mới ngủ là do sự thay đổi môi trường sống của con.

Mẹ cứ tưởng tượng, đang ở trong bọc nước ối chật hẹp, tư thế ngủ hầu như là cong người và không có trọng lượng. Giờ con ra ngoài, không gian quá rộng rãi, ánh sáng lại mạnh, tiếng động ồn hơn, chân con cảm nhận được trọng lực. Những thay đổi đột ngột này khiến trẻ luôn bị giật mình và không ngon giấc. Thế nên, lúc nào con cũng đòi bế để cảm giác được ôm chặt như trong bụng mẹ. Như thế trẻ mới thấy an toàn và ấm áp.

Mẹo hay cho bé sơ sinh phải bế mới ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng bế nhiều thì mẹ mệt – Hãy xem mẹo hay này

Bà mẹ 2 con Abigail Rivera Garcia tại thành phố Massachusetts (Hoa Kỳ) cũng vô cùng đau đầu về chuyện con phải bế mới chịu ngủ y như các mẹ châu Á. Bé 2 tháng tuổi của chị do sinh thiếu tháng nên con gặp khá nhiều vấn đề về ăn ngủ, điển hình là tình trạng Colic (hội chứng quấy khóc) và trào ngược thực quản.

Nhìn con thiếu ngủ trầm trọng và bản thân Ananyah cũng quá mệt mỏi nên chị cố gắng tìm mọi cách để giúp con. Cho đến khi chị thấy ý tưởng “bàn tay giả dỗ con” trên Pinterest. Và đây là công cụ “kỳ diệu” đã thay thế chị giúp con ngủ ngon.

Nguyên vật liệu cực đơn giản:

- 1 găng tay cao su y tế

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Lèn thóc thật chặt vào bao tay.

Sau khi đặt con ở tư thế nằm sấp và để bàn tay giả bằng cao su lên trên, thật không thể tin là cô bé nín khóc ngay lập tức.

Trên Facebook của mình, Ananyah cũng thú nhận là sáng kiến này vừa được nhiều người tán thành mà cũng không ít người đả kích. Nhưng cô cũng tuyên bố “mẹ mới là người hiểu rõ con mình nhất. Đây là thứ mà con gái tôi chấp nhận và yêu thích”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một vài người tỏ ý lo ngại về sự an toàn của bé sơ sinh. Nhưng Ananyah cho biết, cô đặt con nằm sấp và không có bất kỳ chăn gối nào xung quanh. Hơn thế những lúc con nằm cô luôn ở gần bên để mắt tới con.

Bé sơ sinh phải bế mới ngủ đã ngon giấc với bàn tay giả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bàn tay cao su mô phỏng bàn tay mẹ là một sản phẩm có thật dành chăm sóc trẻ sinh non

Ananya đã lấy ý tưởng từ sản phẩm mang tên The Zaky. Đây là một sản phẩm được thiết kế mô phỏng nhiệt độ, trọng lượng và cảm giác y như bàn tay của các bậc cha mẹ để chăm sóc trẻ sinh non. Những nghiên cứu về sản phẩm này đã cho thấy kết quả tuyệt vời khi các bé sơ sinh luôn được thư giãn và có những giấc ngủ ngon không quấy khóc.

Găng tay dành cho bé sơ sinh phải bế mới ngủ, đặc biệt là trẻ bị sinh non

Giải pháp nào nữa cho bé sơ sinh phải bế mới ngủ?

Như đã nói, bé sơ sinh khóc nhiều, muốn được bế ẵm chủ yếu vì 2 lý do chính là con bị lẫn lộn đêm ngày và do sự thay đổi của môi trường giữa bào thai với thế giới bên ngoài. Mẹ có thể thực hiện các bước cho con đi ngủ dưới đây giúp mô phỏng lại môi trường của bọc nước ối để con ngủ ngon hơn mà không cần bế như:

  1. Sau khi con ăn no, hãy giúp con ợ hơi để phòng tránh con bị đầy bụng, khó chịu và trào ngược trong lúc ngủ
  2. Đợi bé có tín hiệu buồn ngủ (ngáp, dụi mắt, v.v.) thì quấn bé bằng khăn
  3. Bé vác bé lên và đung đưa nhè nhẹ trong phòng tối, yên tĩnh để giúp bé chuyển từ trạng thái động sang tĩnh
  4. Đặt bé xuống giường, cũi (có thể sử dụng ti giả như một cách để trấn an).

Mẹ cần lưu  ý không chèn chăn gối xung quanh con để tránh các trường hợp nguy hiểm đến giấc ngủ và tính mạng của trẻ.


Theo The Asianparent Thái Lan 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương