Bé mút tay: Bố mẹ ơi, không có gì phải lo lắng cả!

Làm trẻ con thật là khổ ý! Mỗi lần tìm được cái gì đấy mới mẻ, giải khuây và vui vẻ một chút thì lập tức có ai đó xuất hiện, tước đi niềm vui nho nhỏ của mình. Đôi khi hành động ngăn cản đấy là có lợi ,nhưng nhiều khi chẳng vì lý do gì!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất nhiều loài động vật từ bé mút tay để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Con người chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ.

  • Bé mút tay thường xuyên có nguy hiểm không?
  • Bé hoàn toàn có thể tự cai tật mút tay

Bé mút tay thường xuyên có nguy hiểm không?

Theo các nghiên cứu khoa học, mút tay là hành vi tương đối phổ biển không chỉ ở người mà còn thường thấy ở loài vượn (chimpanzees) và vượn cáo đuôi vòng (captive ring-tailed lemurs).

Nhìn chung thì tất cả các em bé đều thích mút, và nếu không có sự tồn tại của ti giả “thần thánh” thì phần lớn các em bé đều trải qua một giai đoạn thích mút tay trong cuộc đời. Nhiều bé mút ngón tay từ trong bào thai – là nơi duy nhất mà con được mút tay thoải mái mà không bị ai ngăn cản.

Ths.Bs Đinh Thạc ( Bệnh viện Nhi đồng I) đã chỉ ra những bất lợi khi trẻ mắc tật ngậm mút tay và bí quyết giúp cha mẹ dần giúp bé loại bỏ thói quen này. Nôn trớ sau khi bú hoặc sau bữa ăn chính là vấn đề lớn nhất khi trẻ mắc phải tật mút ngón tay. Ở những trẻ có động tác mút mạnh và tần suất mút liên tục, thậm chí nhai, cắn mạnh hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại khó lành dẫn đến lở loét và sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào vùng dưới da gây viêm da mủ. Mút tay nhiều với thời gian dài còn gây biến dạng xương ngón tay gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.

Bạn có thể xem:

Mút ngón tay, cắn móng tay ở trẻ em có khả năng chống dị ứng cao hơn

Miệng là một cơ quan xúc giác vô cùng quan trọng đối với trẻ, không chỉ đối với việc ăn uống mà còn đối với khám phá và thỏa mãn những thú vui nữa. Sẽ không lâu nữa, mẹ sẽ thấy con cho tất cả những đồ vật con cầm được lên miệng để khám phá. Những thứ "chẳng may" con nuốt vào mồm, bạn cần lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Xúc xắc
  • Đồ chơi
  • Giày dép
  • Đất cát
  • Khuy áo...
  • Đinh ốc…
  • Băng phiến…
  • Xác con gián ….

Bé hoàn toàn có thể tự cai tật mút tay

Ban đầu hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy việc mút tay rất dễ thương, nhất là khi tiếng khóc của bé nhanh chóng được dập tắt khi bé tự tìm thấy ngón tay, mút say sưa quên cả khóc và tự đua mình vào giấc ngủ. Nhưng rồi đến một ngày, các bậc cha mẹ bắt đầu lo lắng về những nguy hiểm của thói quen này. Phải làm sao nếu con vẫn giữ thói quen này khi đến lớp?

Hãy ngừng lo lắng các bố mẹ thân mến! Hãy để cho con có một chút cơ hội để tận hưởng bản thân và sống theo cách của con, dù chỉ một chút. Không có bất cứ một chứng cứ khoa học nào liên kết việc mút tay với việc thiếu thốn cảm xúc tình cảm.

Và nếu con ngừng mút tay trước 5 tuổi, thì không có một tổn hại nào đến hàm răng tương lai của bé; cơ hàm của bé sẽ bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem:

Bé hay mút tay có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng gần như 50% số lượng trẻ tiếp tục mút tay qua sinh nhật đầu đời. Với một số bé hành đồng này chỉ xảy ra ở khoảng 18 - 21 tháng, trong khi một số các bé khác đã có thể cai hoàn toàn mút tay ở giai đoạn này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

80% bé có thể tự bỏ thói quen này khi 5 tuổi, 95% trẻ ngừng mút tay ở 6 tuổi và hầu hết là các con tự cai (khi răng sữa rụng). Những em bé mút tay để ngủ hoặc để thư giãn khi có căng thẳng thần kinh có thể giữ thói quen này lâu hơn so với những bé mút chỉ để cho vui.

Kết luận

Bố mẹ ơi! Ở tuổi dưới 12 tháng này, hãy để con tận hưởng việc mút tay. Điều duy nhất cha mẹ cần lưu ý là giữ cho tay con thật sạch và con không nắm thêm một số vật dụng phụ kiện để mút kèm với ngón tay của mình.

Nếu cảm thấy việc duy nhất bé tận tâm làm cả ngày chỉ là mút tay, hãy đánh lạc hướng bằng những hoạt động hay trò chơi, để miệng và tay bé có một khoảng ngắn được rời xa nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo The Asianparent 

Nguồn tham khảo: Ảnh hưởng khi trẻ ngậm mút tay  - Bệnh viện Bạch Mai

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE