"Té ngửa" với những việc tưởng chừng vô hại của cha mẹ lại là nguyên nhân khiến con lùn hơn các bạn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé lùn hơn những bạn đồng trang lứa có thể khiến ba mẹ lo lắng, buồn bã và nó cũng có thể khiến bé tự ti vì không lớn như những bạn xung quanh mình. Những nguyên nhân dưới đây có thể khiến ba mẹ ngạc nhiên vì những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại liên hệ mật thiết đến chiều cao bé.

Nguyên nhân khiến bé lùn về chiều cao so với các bạn 

Di truyền

Đây là yếu tố quan trọng và rất phổ biến ảnh hưởng đến chiều cao của con trẻ. Nếu ba mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình có tầm vóc không cao, thì có khả năng chiều cao của trẻ phát triển với tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Phụ huynh cho con thức khuya khiến bé lùn

Nhiều bậc ba mẹ không tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ cho con mà cho bé thoải mái ngủ trễ. Ba mẹ có biết rằng việc giấc ngủ trễ có thể ảnh hưởng đến phát triển của con nói chung và ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và ảnh hưởng trí não nói riêng?

Hormone tăng trưởng sẽ hoạt động trong khung giờ từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng trong lúc trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Do đó, mẹ nên cho con đi ngủ vào thời gian 9 giờ tối, tránh cho bé thức quá trễ.

Không khuyến khích con vận động thể chất 

Trẻ con là phải siêng năng vận động. Việc hoạt động thể chất có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của con trẻ. Khi con vận động sẽ kích thích phát triển trí não, chiều cao. Nếu bé thụ động và ba mẹ không khuyến khích con ra ngoài chơi thì khả năng bé lùn hơn tiêu chuẩn là khá cao.

Ngoài việc cho con chơi các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, nhảy cao, bóng rổ… phụ huynh cũng hãy khuyến khích bé vận động ngoài trời để cơ thể hấp thu vitamin D, giúp xương phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chiều ý cho con uống nhiều nước ngọt 

Nước ngọt có ga giàu hàm lượng đường tinh chế không tốt cho sức khoẻ. Hàm lượng đường này không chỉ khiến trẻ tăng cân, béo phì, tiểu đường, kém phát triển trí não mà còn khiến bé lùn.

Nhiều bé có đam mê nước ngọt có ga, và ba mẹ vì một vài lý do chủ quan và khách quan mà lại chiều theo ý con để yên cửa yên nhà. Thay vì cho con nước ngọt có ga, hãy tập cho bé uống các thức uống tự nhiên như nước dừa, cam tươi, nước chanh, các loại nước ép trái cây bổ dưỡng.

Sử dụng điện thoại di động cũng khiến bé lùn 

Nhiều bố mẹ thường giao con cho chiếc điện thoại hay máy tính bảng mà không chơi với con hay khuyến khích trẻ ra ngoài giao lưu vui đùa với bạn bè khác. Đây là việc để lại hậu qua nguy hiểm phát triển thể chất và trí não bé.

Trẻ dùng điện thoại khi còn quá nhỏ và dùng quá nhiều thời gian mỗi ngày có thể gặp nhiều vấn đề về trí tuệ, thị lực, dễ bị béo phì. Nó còn dẫn đến tiểu đường, mắc các bệnh liên quan đến cân nặng khi trưởng thành. Bên cạnh đó, dùng điện thoại quá nhiều khiến bé bị lùn đi do con chỉ ngồi yên một chỗ mà ít vận động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ cho con ăn thức ăn giàu canxi

Đây có thể nói tình trạng "bị bổ ngược" khi ba mẹ chỉ tập trung bổ sung một chất canxi với mong muốn con có chiều cao vượt trội. Chế độ ăn quá dư thừa canxi nhưng thiếu các vitamin và khoáng chất không làm trẻ cao thêm. Thậm chí còn khiến con thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến thấp lùn còi cọc, chậm phát triển trí não.

Môi trường sống của con bị ô nhiễm

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con em chúng ta. Nếu môi trường sống xung quanh bé bị ô nhiễm, ẩm thấp, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá… con dễ bị mắc bệnh. Bên cạnh đó sức đề kháng cũng giảm, chiều cao kém phát triển, IQ cũng giảm sút, bé kém thông minh và hậu quả là bé lùn đi từng ngày.

Khi nào ba mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên môn khi bé lùn?

Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định liệu bé lùn có xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hay không. Quá trình này khá mất thời gian vì thế ba mẹ cần kiên nhẫn. Đó là lý do tại sao một điều rất quan trọng khi ba mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

Phụ huynh có thể theo dõi chiều cao và sức khỏe tổng thể của con ở nhà với các gợi ý sau để biết khi nào nên đi khám, đồng thời có thông tin cung cấp cho bác sĩ.

  • Con tôi có thấp hơn đáng kể so với các bạn cùng lớp và cùng giới tính không?
  • Thời điểm nào tăng trưởng của con bắt đầu chững lại hay giảm?
  • Quần áo năm ngoái có còn vừa vặn với con không?
  • Bé có thường xuyên mệt mỏi?

Con cao lớn và khoẻ mạnh là điều ao ước và hạnh phúc lớn lao của mỗi người phụ nữ khi làm mẹ. Hãy nuôi con khoa học, đúng cách và đầy đủ để bé phát triển toàn diện mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu