Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

Các bậc phụ huynh thường tạo cho trẻ quá nhiều áp lực. Nhiều cha mẹ lúc nào cũng muốn con cái mình phải học giỏi, đạt được điểm cao. Mong muốn này không kích thích được trẻ học tập tốt hơn. Điều tồi tệ là khiến trẻ bị áp lực, rơi vào lo âu, căng thẳng, học hành sa sút. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé không nhớ mặt chữ khi vào lớp 1 khiến ba mẹ đau đầu và thậm chí đánh mắng con. Thế nhưng các bạn đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chưa? Liệu các bạn đã sử dụng đúng phương pháp để dạy con chưa? Hãy dành ít phút đọc bài viết để hiểu hơn về con bạn nhé!

Nội dung bài viết:

  • Trở ngại tâm lý của bé khi vào lớp 1
  • Áp lực từ ba mẹ
  • Phụ huynh thiếu tính kiên nhẫn khi dạy dỗ bé con
  • Hãy thấu hiểu tâm lý của các bé
  • Những phương pháp hiệu quả khi bé không nhớ mặt chữ

Trở ngại tâm lý của bé khi vào lớp 1

Trẻ bước vào lớp 1 sẽ có tâm lý lo lắng bị tách ra khỏi vòng tay ba mẹ. Hoặc bé sợ hãi khi xa môi trường gia đình tạm thời để đi học. Khi sự sợ hãi trở nên trầm trọng, trẻ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu. Đi kèm nó là trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn học tập. Lý do dẫn đến tình trạng rối loạn là do trẻ còn nhỏ, lệ thuộc vào cha mẹ. Bé có nỗi lo âu cao độ, kéo dài do xa cách cha mẹ, gia đình, môi trường thân thuộc. Trẻ hay lo lắng quá mức, không tập trung chú ý, sợ hãi. Điều này là một trong những nguyên do khiến bé không nhớ mặt chữ.

Bé không nhớ mặt chữ có thể do trở ngại tâm lý khi bước vào lớp 1

Mẹ đã biết chưa?

Áp lực từ ba mẹ

Các bậc phụ huynh thường tạo cho trẻ quá nhiều áp lực. Nhiều cha mẹ lúc nào cũng muốn con cái mình phải học giỏi, đạt được điểm cao. Mong muốn này không kích thích được trẻ học tập tốt hơn. Điều tồi tệ là khiến trẻ bị áp lực, rơi vào lo âu, căng thẳng, học hành sa sút. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ bắt ép con cố gắng “nhồi nhét” kiến thức vào đầu khi trẻ vô cùng mệt mỏi. Nhiều người còn quát mắng, đòn roi mỗi khi trẻ đọc bảng chữ cái sai. Những điều này dần hình thành trong trẻ tâm lý hoảng sợ, áp lực đè nặng. Nó là tác nhân làm trẻ u uất, không thể tập trung học tập và dễ mắc sai lầm.

Phụ huynh thiếu tính kiên nhẫn khi dạy dỗ bé con

Sự kiên nhẫn dạy dỗ của phụ huynh rất quan trọng trong việc học tập tại nhà của bé. Bởi ba mẹ là người tiếp xúc nhiều, thân quen và dễ giao tiếp. Tuy nhiên, một số ba mẹ lại rất nóng tính trong việc giáo dục con cái. Khi dạy cho bé học chữ cái, từ vựng mới, nếu bé không hiểu thì mẹ sẽ nổi đóa. Vì thế khi bé không hiểu một vấn đề gì đó, muốn hỏi nhưng lại không dám mở lời. Đó là một trong những nguyên nhân bé không nhớ mặt chữ.

Hãy thấu hiểu tâm lý của các bé

Ba mẹ hãy dành thời gian để khám phá tâm hồn của các bé. Thật ra tìm hiểu tâm hồn trẻ thơ là một điều vô cùng dễ. Điều đòi hỏi ở bạn là có muốn lắng nghe những gì con muốn nói, muốn bày tỏ hay không. Tuổi này, mặc dù đến trường gặp bạn bè và thầy cô khiến bé háo hức. Tuy nhiên, sâu thẳm tâm hồn bé vẫn mong muốn kề cận bên cạnh ba mẹ của mình. Và bé rất dễ tổn thương bởi những hành động hay lời nói của bạn. Một câu mắng chửi đơn giản cũng có thể khiến bé suy nghĩ lung tung.

Có những trò chơi giúp con có thể vừa học vừa chơi giúp ghi nhớ hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hơn nữa, vào lớp 1 bé còn nhiều bỡ ngỡ với kiến thức mới, từ vựng mới. Ba mẹ hãy kiên nhẫn dạy cho bé đúng cách để bé học tốt hơn. Không nên tạo quá nhiều áp lực cho con bạn bởi tuổi thơ trôi qua không bao giờ lấy lại được.

Những phương pháp hiệu quả khi bé không nhớ mặt chữ

Một số phương pháp giúp nhớ mặt chữ nhanh chóng là:

Luôn chỉ chữ khi đọc

Khi dạy con học, các mẹ chú ý chỉ đúng vào chữ ấy để con ghi nhớ rõ ràng. Điều này giúp bé nhớ được mặt chữ và khó quên. Khi dạy con, bạn chỉ tay vào mặt chữ và phát âm, kèm theo thật nhiều ví dụ sinh động. Dạy hết bảng chữ cái mẹ nên chỉ một chữ bất kỳ để bé đọc lại tránh việc học vẹt.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vừa học vừa thực hành

Bạn nên cho bé bắt đầu đọc bảng chữ cái theo chiều từ xuôi đến ngược. Ba mẹ nên dạy bé con đọc nguyên âm trước còn phụ âm dạy sau. Bởi ghi nhớ các nguyên âm như a, i, u… sẽ tương đối dễ hơn ghi nhớ phụ âm.

Ba mẹ hãy thật kiên nhẫn giảng dạy những bài học mà con chưa hiểu

Thời gian này, độ tập trung của trẻ chưa cao, bạn cần sử dụng chiến thuật “đánh tâm lý”. Đưa vào ví dụ những hình ảnh trực quan, hấp dẫn giúp bé nhớ lâu. Đây chính là phương pháp dạy con học lớp 1 tại nhà hiệu quả và thông minh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trò chơi với chữ

Các mẹ hãy biến thời gian tập đọc cho bé thành những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị. Điều này sẽ giúp bé biết đọc nhanh, nhớ chữ lâu hơn. Chẳng hạn cho các chữ cái vào một cái rổ/thau và chơi trò buôn bán với bé. Mẹ có thể nói “bán cho mẹ chữ K, là Kem nhé”, “Con bán cho mẹ chữ A”. Nếu bé lúng túng chưa biết tìm chữ K, A ở đâu thì mẹ gợi ý, hỗ trợ cho bé.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà phụ huynh cần biết khi bé không nhớ mặt chữ được. Mong rằng những điều này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ được tâm lý và dạy con tốt hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

dinhlegiang