Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không – Chậm nói là một trong những dấu hiện khá điển hình của hội chứng tự kỷ, nhưng không phài lúc nào cũng vậy.
Tự kỷ là những rối loạn phát triển của não bộ với những đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng ngôn ngữ, có những hành vi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp. Vậy Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không?
Thế nào là chậm nói ở trẻ?
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.
Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).
Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.
Trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gì?
Theo các nghiên cứu thống kê, có khoảng 1/5 trẻ em gặp phải tình trạng nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa khác. Một số trẻ thậm chí còn xuất hiện biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình mà trẻ muốn nói.
Trẻ chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ tập nói bằng những cử chỉ hoặc âm thanh, cần phải dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với trẻ mỗi ngày.
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Đôi khi, trẻ chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Những rắc rối thường đi kèm với trẻ chậm nói có thể kể đến như: mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ trẻ em. Chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, chỉ có thể được chẩn đoán khi trẻ đến tuổi đi học.
Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không?
Chậm nói thông thường và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ hay còn gọi là chứng tự kỷ. Nếu bên cạnh việc chậm nói thông thường, trẻ có thêm một vài biểu hiện như khả năng hiểu ngôn ngữ không tốt, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, khó hòa nhập, thích một mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để làm kiểm tra tâm lý và loại trừ.
Còn nếu trẻ chỉ bị chậm nói thông thường thì cha mẹ có thể dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà như:
- Đọc sách cho bé nghe, tập cho bé chỉ bằng ngón trỏ, nói tên những vật dụng quen thuộc.
- Dùng từ ngữ đơn giản khi nói chuyện với bé, đặt câu hỏi và nói lên điều trẻ đang làm.
- Động viên, khen ngợi khi trẻ cố gắng nói.
- Lặp lại và bổ sung từ vào lời của trẻ. Kiên nhẫn chờ đợi trẻ nói và không nóng vội.
- Hạn chế cho trẻ xem TV, xem máy tính vì truyền hình không thể đối thoại với trẻ.
Hiện nay với trẻ chậm nói hoặc các trẻ chậm nói đã được chẩn đoán là tự kỷ, ngoài việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ can thiệp về ngôn ngữ, hành vi, vận động … trẻ có thể được cho sử dụng thuốc bổ trợ theo sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Phương pháp kết hợp này sẽ giúp trẻ sớm cải thiện được các chức năng ngôn ngữ, vận động và tương tác xã hội và hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Xem thêm
- Trẻ chậm nói khám ở đâu? Tìm đến ngay những địa chỉ khám chữa uy tín tại TPHCM và Hà Nội
- Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí thông minh và các khả năng khác hay không?
- Hành vi có vấn đề có ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ?
- Phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ – khoa học đã tìm ra phương pháp!