Làm gì để cải thiện tình trạng bé bú bình hay ọc sữa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ọc sữa là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì tình trạng ọc sữa càng nhiều, đặc biệt là ở trẻ bú bình. Bé bú bình hay ọc sữa do những nguyên nhân gì và có nguy hiểm không?

Vì sao bé bú bình hay ọc sữa?

Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no. Sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

Trẻ sơ sinh bú và nhất là bú bình thường hay nuốt phải hơi. Tạo ra các khối hơi trong dạ dày, làm cho bé sình bụng, ọc sữa hay nấc cục.

Ở trẻ sơ sinh, có tới 20 – 50% trẻ bị nôn trớ sau ăn và thường tự khỏi khi bé 6 – 12 tháng tuổi. Nôn trớ còn hay gặp trong nhiều bệnh khác nhau của trẻ nhỏ.

Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Theo thống kê từ các bệnh viện nhi tại TP.HCM, mỗi năm hàng trăm trẻ thiếu canxi có biểu hiện tương tự.

Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị ọc sữa, sặc sữa, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch. Do đó có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng này phần lớn xảy ra ở những trẻ bú bình. Do đó, các bố mẹ phải chú ý đến bầu vú cao su. Lỗ thông của đầu vú cao su không nên đục quá rộng, vì lỗ thông to, sữa sẽ chảy nhanh, chảy mạnh, trẻ không nuốt kịp sẽ bị sặc.

Những cách giúp bé bú bình bớt ọc sữa sau khi ăn

Nhận biết khi nào bé đã bú no

Lúc no, bé sẽ ngưng bú, nhả núm vú và quay mặt đi. Lớn hơn một chút, bé sẽ lấy tay đẩy bình sữa đi chỗ khác. Bạn có thể để một lúc xem bé có đổi ý và tiếp tục bú không. Tuy nhiên đừng ép bé phải bú cho hết bình nếu bé đã no.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cầm bình sữa cho bé bú đúng cách

Với những bé bú bình, khi cho bé ăn mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa. Mẹ nên để đầu bé hơi cao hơn bụng, sữa luôn ngập núm vú phía bên trong bình sữa để tránh nuốt hơi.

Giúp bé ợ hơi sau khi ăn

Sau khi bú xong, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé áp vào lòng, cho đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé của bạn vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.

Trị ọc sữa cho bé

  • Nếu bé của bạn thường xuyên bị ọc sữa, bạn cần giúp bé ợ hơi cả trong lúc cho bú. Bú một chút, ngưng và cho bé ợ hơi, sau đó tiếp tục. Không đặt bé nằm liền hoặc chơi đùa với bé sau khi bú no. Chứng ọc sữa sẽ giảm hẳn khi bé biết ngồi.
  • Không ép bé ăn nhiều. Chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2h, tối đa là 4-5h. Ăn nhiều bữa cũng là phương pháp chống nôn trớ hiệu quả.
  • Không để trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ.
  • Khi cho bé bú, bạn không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.

Với những trường hợp bé bú bình hay ọc sữa, mẹ nên theo dõi và xử lý đúng lúc. Tránh trường hợp bé bị sặc sữa lên đường thở sẽ gây nguy hiểm.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh