Cẩm nang cho bé 6 tuổi 1 tháng giúp con phát triển toàn diện

Đến giai đoạn này thì cha mẹ cần nghiêm túc kiểm điểm lại xem các con đã học hết các kĩ năng tự chăm sóc bản thân hay chưa. Tự xúc ăn, đói biết lấy đồ ra ăn, biết tắm, đi vệ sinh xong biết cách lau rửa sạch sẽ, biết tự lấy quần áo ra mặc, thay quần áo, ở nhà một mình biết tránh các vật dụng nguy hiểm…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bé 6 tuổi 1 tháng là lúc chuẩn bị bắt đầu đi học các chương trình phổ thông, lúc này tâm lý của bé sẽ có nhiều xáo trộn và bỡ ngỡ. Vì vậy, trong giai đoạn này các bậc phụ huynh cần quan tâm tới bé nhiều hơn nhé!

  • Tâm lý của bé 6 tuổi 1 tháng
  • Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tuổi 1 tháng

  • Sự phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội

  • Chủng ngừa đầy đủ và kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng

  • Dạy trẻ một số kỹ năng trước khi bắt đầu đi học dành cho trẻ 6 tuổi 1 tháng

Tâm lý của bé 6 tuổi 1 tháng

Những bất ổn trong tâm lý bé 6 tuổi 1 tháng

Khi bé 6 tuổi 1 tháng, tâm lý muốn được nuông chiều, dễ thay đổi, bắt đầu ngang bướng... Trẻ rất nhạy cảm, dễ tủi thân nếu ba mẹ không quan tâm, buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì.

Sự phát triển tâm lý bé 6 tuổi 1 tháng đưa trẻ bước vào một giai đoạn mới của sự ích kỉ. Trẻ không muốn chia sẻ, muốn bản thân mình là người duy nhất sở hữu vật gì đó, muốn mình luôn là người chiến thắng. Khi chơi bất kỳ trò chơi gì với các bạn, trẻ luôn luôn thay đổi quy định chơi để hợp với hoàn cảnh của mình hoặc bỏ ngang trò chơi nếu mình sắp thua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tính hiếu kì phát triển mạnh

Trẻ 6 tuổi 1 tháng luôn tò mò, rất hay thắc mắc và luôn muốn biết về mọi thứ xung quanh trẻ. Trẻ cũng có thể tự lý giải những thắc mắc của bản thân thông qua các hoạt động trực quan hàng ngày. Qua hỏi han, thăm dò, tìm hiểu thì trẻ mới phát hiện, mới hiểu được cái mới và nhận thức cái mới.

Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tuổi 1 tháng

Khi được 6 tuổi 1 tháng, trẻ có thể bắt đầu phát triển một số kỹ năng thể chất mới. Một số có thể thể hiện tinh thần yêu thể thao trong khi một số trẻ khác thích những trò chơi đơn giản. Cũng sẽ có một sự thay đổi tự nhiên về tốc độ tăng trưởng, với một số trẻ bắt đầu tăng vọt lên trong khi những trẻ khác tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.

Ở giai đoạn này bé cần đạt được chiều cao và cân nặng trung bình như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Bé trai

  • Chiều cao: 116,2 cm (45,7 inches)
  • Cân nặng: 21 kg (42,6 Ib)

2. Bé gái

  • Chiều cao: 115,59 cm (45,5 inches)
  • Cân nặng: 20,5 kg (45,3 Ib)

Những kỹ năng vận động thô cho trẻ mới lên 6 tuổi

  • Nhảy chân sáo
  • Ném và chụp quả bóng nhỏ
  • Khả năng đá bóng tốt hơn
  • Biết cầm vợt chơi cầu lông
  • Có thể tập đi xe đạp 2 bánh
  • Kiểm soát được thăng bằng khi chạy nhảy
  • Tự tin chơi các trò chơi trong khu vui chơi thiếu nhi

Những kỹ năng vận động tinh

  • Biết cách cầm bút chì đúng
  • Vẽ hình người có chú ý đến hình dạng tổng thể
  • Biết sử dụng kéo để cắt nhiều hình dạng khác nhau
  • Gấp và cắt giấy thành hình
  • Biết cách cầm thước và kẻ hàng dọc, ngang
  • Viết được tên mình
  • Biết sử dụng đất sét học sinh
  • Biết tự mặc quần áo

Sự phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội

  • Bé 6 tuổi 1 tháng là lúc bắt đầu giao tiếp với bạn bè, trường lớp nhiều hơn khi chuẩn bị lên lớp 1. Trẻ biết tuân thủ luật lệ và nghe lời khi đến trường. Trẻ em ở độ tuổi này rất năng động. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn quá hiếu động, khả năng tập trung kém một cách bất thường, hoặc là rất hay quên.
  • Bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi cùng bạn bè, thể thao. Sau chương trình học ở trường bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội và đừng bỏ con một mình ở nhà sau giờ học.
  • Sự tò mò sinh lý ở độ tuổi này cũng phổ biến, bạn nên trả lời câu hỏi của con rõ ràng bằng những từ ngữ phù hợp.

Chủng ngừa đầy đủ và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trước khi nhập học, trẻ nên được chủng ngừa các liều vaccine mới nhất, nhưng bác sĩ có thể đề nghị chủng ngừa thêm các liều trẻ đã bỏ lỡ. Bạn nên đảm bảo trẻ được chủng ngừa ít nhất 2 liều sởi, quai bị rubella, và thủy đậu. Bạn nên lưu ý vaccine tiêm tổng hợp cả 4 loại này. Trong mùa dịch cúm hằng năm bạn có thể tiêm phòng vaccine cúm cho con mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi đi học bạn nên kiểm tra thính lực và thị lực của trẻ. Trẻ cũng cần được kiểm tra bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, lao phổi, hàm lượng cholesterol cao tùy theo các yếu tố nguy cơ của trẻ. Bạn nên thảo luận về nhu cầu và nguyên nhân với bác sĩ của trẻ.

Dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng

  • Cho trẻ uống sữa ít béo và dùng các thực phẩm từ sữa.
  • Hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước ép chứa vitamin C.
  • Để trẻ phụ sắp xếp mâm cơm gia đình.
  • Khuyến khích gia đình ăn cơm với nhau và trò chuyện nhiều hơn với trẻ.
  • Thiết kế bữa ăn nhiều dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
  • Theo dõi trẻ đánh răng và khuyến khích trẻ dùng chỉ nha khoa.
  • Bổ sung fluoride nếu bạn được khuyến cáo nguồn nước ở nhà bạn không đủ fluoride.
  • Sắp xếp các buổi khám răng định kỳ cho con bạn.

Dạy trẻ một số kỹ năng trước khi bắt đầu đi học dành cho trẻ 6 tuổi 1 tháng

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Đến giai đoạn này thì cha mẹ cần nghiêm túc kiểm điểm lại xem các con đã học hết các kĩ năng tự chăm sóc bản thân hay chưa.

Tự xúc ăn, đói biết lấy đồ ra ăn, biết kẹp bánh mì với bơ, pate để ăn, biết tắm, đi vệ sinh xong biết cách lau rửa sạch sẽ, biết tự lấy quần áo ra mặc, thay quần áo và tự giặt sạch, ở nhà một mình biết tránh các vật dụng nguy hiểm……

Nếu con còn thiếu những kĩ năng nào, cha mẹ cần phải bổ sung ngay. Cách thức hay nhất dùng để kiểm tra là cho con ở nhà 1 mình độ 10 phút, rồi tăng lên 30 phút mà vẫn ok thì ổn. Nhớ là lúc đó con cũng phải đói nữa để kiểm tra kĩ năng con tự tìm thức ăn cho mình nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ năng phòng tránh và ứng phó khi gặp nguy hiểm

Các cha mẹ chú ý dạy con thoát hiểm. Đây là nội dung vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Không ai biết trước tương lai mình sẽ gặp phải cảnh ngộ gì. Có kĩ năng thoát hiểm sẽ giúp trẻ luôn bình tĩnh và ứng phó kịp thời trong từng tình huống. Dưới đây là các tình huống khẩn cấp mà cha mẹ cần phải lưu tâm khi dạy con nhé.

  • Bắt cóc xâm hại
  • Hỏa hoạn
  • Đuối nước
  • Bỏng, tai nạn thương tích
  • Động đất sóng thần
  • Lũ lụt.

Thuộc các số điện thoại khẩn cấp

Ngoài số điện thoại của mẹ/ bố/ông/bà… các bạn cần học thêm các số điện thoại khẩn cấp nữa như: 114 cứu hỏa, 115 cấp cứu, 113 cảnh sát….

Cha mẹ nên dặn con, trong những trường hợp khẩn cấp thì những chiếc điện thoại hết tiền hoặc mất sóng vẫn có thể gọi cứu hộ được vì đó là số điện thoại nóng đặc biệt.

Nên dạy con đừng hoảng sợ khi thấy máy hết tiền trong thời điểm khẩn cấp, cứ bình tĩnh gọi cho các số điện thoại kia và nói rõ mình đang ở đâu, luôn có người ứng cứu con kịp thời.

Giai đoạn 6 tuổi 1 tháng là lúc trẻ hoàn thiện và phát triển mạnh về cả thể chất và trí tuệ và là lúc chuẩn bị đến trường, lúc này trẻ cần nhận được sự chăm sóc và quan tâm nhiều hơn từ cha mẹ. Hãy dành nhiều sự quan tâm hơn để giúp bé phát triển tốt các kỹ năng cần thiết trong giai đoạn này nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu